Chính quyền New Delhi cố gắng biến Ấn Độ thành một “cường quốc sản xuất chip”

Ấn Độ đã và đang có những động thái mạnh mẽ để thu hút ngành công nghiệp sản xuất chip dịch chuyển sang nước này.
Chính quyền New Delhi cố gắng biến Ấn Độ thành một “cường quốc sản xuất chip”

Các nhà phân tích cho rằng, Ấn Độ có thể đóng một vai trò lớn trong ngành công nghiệp bán dẫn khi nền kinh tế lớn thứ năm thế giới muốn thúc đẩy lĩnh vực chip trong nước phát triển lớn mạnh hơn nữa. 

Cùng với các quốc gia khác như Mỹ, Ấn Độ đang tìm cách xây dựng các liên minh chiến lược xung quanh chất bán dẫn, một công nghệ quan trọng đi vào nhiều thiết bị mà chúng ta sử dụng, từ điện thoại thông minh đến tủ lạnh.

Nhưng Ấn Độ cũng đã và đang có những động thái tích cực để đưa việc sản xuất chip sang nước này và tìm kiếm các biện pháp khuyến khích phát triển cho ngành. 

Ấn Độ cố gắng thu hút những “người khổng lồ” của ngành bán dẫn

Vấn đề đối với nhiều quốc gia đang tìm cách thúc đẩy năng lực sản xuất chip là các công ty và quốc gia thống trị ngành hiện có rất ít và cũng cách xa nhau. Ví dụ, Đài Loan và Hàn Quốc chiếm khoảng 80% thị trường xưởng đúc toàn cầu. Xưởng đúc là cơ sở sản xuất các loại chip mà công ty khác thiết kế.

Ấn Độ không nằm trong danh sách các quốc gia đi đầu về chất bán dẫn. Vì vậy, không có nhiều công ty chip khổng lồ của Ấn Độ và chắc chắn không có công ty sản xuất tiên tiến hàng đầu.

Và mặc dù Ấn Độ có thể không có các công ty bán dẫn địa phương, nhưng kế hoạch của chính phủ Narendra Modi lại dựa vào việc cố gắng thu hút các công ty khổng lồ nước ngoài tới Ấn Độ. 

Vào tháng 12, Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch khuyến khích trị giá 10 tỷ USD cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Do đó, chiến lược của New Delhi dường như có hai mục tiêu - thu hút các công ty nước ngoài và xây dựng trên các lĩnh vực mà Ấn Độ có lợi thế.

Thế mạnh của Ấn Độ

Số lượng vốn yêu cầu lớn, thời gian thiết lập nhà máy và sự không chắc chắn về môi trường kinh doanh, thuế và thương mại là lí do thường khiến các công ty “ngần ngại” trước việc thành lập ở Ấn Độ.

Pranay Kotasthane, chủ tịch chương trình địa chính trị công nghệ cao tại Viện Takshashila nhận xét: “Những nỗ lực đầu tư mở rộng của nhiều công ty nước ngoài ở Ấn Độ trước đây đã thất bại vì lo ngại về các vấn đề này.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang dần thay đổi.

Neil Shah, đối tác tại công ty tư vấn công nghệ Counterpoint Research, nói với CNBC: “Tuy thành tích chưa quá lớn nhưng chính phủ mới đã và đang đi đúng hướng... với các chính sách để thúc đẩy và thu hút các công ty lớn.

Ấn Độ có một số thế mạnh có thể hỗ trợ nỗ lực trở thành một trung tâm sản xuất chip toàn cầu.

ngành công nghiệp bán dẫn
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Thế mạnh của Ấn Độ là thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ khi nói đến chất bán dẫn, là nền kinh tế đông dân thứ hai trên thế giới,” ông Shah nhấn mạnh. 

Nhà phân tích cũng cho biết các kế hoạch khuyến khích sẽ mang lại lợi ích tích cực. “Ngoài ra, Ấn Độ có vô số kỹ sư công nghệ tài năng sử dụng tiếng Anh và còn sở hữu lực lượng lao động rẻ hơn - một yếu tố rất quan trọng,” ông Shah nói thêm.

Lực lượng lao động được đào tạo tốt đó có thể giúp Ấn Độ trong một lĩnh vực cụ thể của chuỗi cung ứng chất bán dẫn - thiết kế chip - một lĩnh vực đòi hỏi một số lượng lớn công nhân lành nghề.

Tôi không nghi ngờ gì về việc Ấn Độ có thể giữ một vai trò to lớn,” ông Kotasthane nhận định. “Thiết kế chất bán dẫn đòi hỏi một số lượng lớn các kỹ sư lành nghề và đây chính là điểm mạnh của Ấn Độ.” Ông Kotasthane cho biết trong số các công ty bán dẫn lớn nhất trên thế giới, 8 công ty có kỹ sư thiết kế ở Ấn Độ. 

Khía cạnh sản xuất được đưa vào tập trung

Mặc dù thiết kế là một lĩnh vực mà các nhà phân tích cho rằng Ấn Độ có thể thành công, nhưng sản xuất lại khó hơn một chút.

Xét về các chip tiên tiến nhất, chẳng hạn như chip trong điện thoại thông minh hàng đầu mới nhất, TSMC của Đài Loan thống trị lĩnh vực sản xuất.

Ấn Độ không có bất kỳ nhà máy sản xuất fabs hoặc chất bán dẫn nào cho việc sản xuất chip. Tuy nhiên, chính phủ đã tìm cách thu hút các nhà sản xuất chip nước ngoài. ISMC Digital, một tập đoàn các nhà đầu tư, đang có kế hoạch xây dựng một cơ sở sản xuất trị giá 3 tỷ USD ở Ấn Độ. Tower Semiconductor, một công ty của Israel, sẽ là đối tác công nghệ trong dự án đó.

Trong khi đó, Foxconn, công ty Đài Loan lắp ráp điện thoại iPhone của Apple và công ty khai thác Vedanta của Ấn Độ đã hợp tác xây dựng một cơ sở sản xuất chip trị giá 19,5 tỷ USD.

Những nhà máy này sẽ là một trong những nhà máy sản xuất chất bán dẫn đầu tiên ở Ấn Độ. New Delhi chắc chắn đang tìm cách thu hút những “gã khổng lồ” như TSMC và Intel đến nước này. 

Tuy nhiên, nhà máy ISMC Digital sẽ sản xuất các chip thế hệ cũ, thường được gọi là chất bán dẫn cạnh sau, thay vì các thành phần tiên tiến như TSMC sản xuất. Những con chip này vẫn là quan trọng, nhưng nó hạn chế tiềm năng của Ấn Độ để trở thành trung tâm toàn cầu cho những con chip tiên tiến nhất, đặc biệt là khi sự cạnh tranh giữa các quốc gia gia tăng.

Nhiều quốc gia đang thu hút sự chú ý của các xưởng đúc tiên tiến nhất hiện nay, với các gói ưu đãi lớn hơn nhiều. Vì vậy, Ấn Độ có thể nên giảm bớt kỳ vọng của chính mình,” Kotasthane  chia sẻ. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…