Chứng khoán châu Âu “chào” 2023 đầy lạc quan

Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2023 (2/1) nhờ dữ liệu sản xuất khu vực đồng euro đáng khích lệ.

chứng khoán châu Âu

Chứng khoán châu Âu bắt đầu một năm mới đầy lạc quan với STOXX 600 toàn khu vực tăng 1,0%, được hỗ trợ bởi các cổ phiếu tiêu dùng. Lĩnh vực ô tô và phụ tùng tăng 3,2% và các tên tuổi xa xỉ như LVMH và Kering tăng thêm khoảng 2%.

Với lợi suất trái phiếu 10 năm trên 2,50%, giao dịch cuối năm thoải mái và khả năng lạm phát HICP có thể giảm đang làm tăng hy vọng về một khởi đầu lạc quan trong năm,” các nhà phân tích của Commerzbank Research cho biết trong một lưu ý, đề cập đến dữ liệu lạm phát giá tiêu dùng khu vực đồng euro dữ liệu được ra vào cuối tuần trước. 

Các chỉ số cho thấy sự suy thoái trong hoạt động sản xuất của khu vực đồng euro có thể đã qua “vực đáy” khi chuỗi cung ứng bắt đầu phục hồi và áp lực lạm phát giảm bớt, dẫn đến sự lạc quan trở lại của các nhà quản lý. 

Châu Âu đang xem xét vòng PMI mới nhất một cách ‘thư thái’ hơn , vì các kết quả cuối cùng giúp xác nhận quan điểm (hy vọng) rằng điều tồi tệ nhất có thể đã qua đối với các nhà sản xuất của khối EU, đặc biệt là khi giá năng lượng giảm xuống mức của tháng 2 năm ngoái,” Russ Mould, giám đốc đầu tư tại AJ Bell, đã viết trong email nhận xét.

STOXX 600 đã kết thúc năm 2022 với mức thua lỗ nặng nề, do chính sách thắt chặt của các ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế giá cả tăng vọt, suy thoái kinh tế; xung đột Nga-Ukraine gây áp lực lạm phát và mối lo ngại ngày càng tăng về các ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc.

Cổ phiếu công nghệ nhạy cảm với lãi suất, nằm trong số những cổ phiếu hoạt động kém nhất năm ngoái, đã tăng 1,6% trong ngày 2/1, bất chấp nhiều tín hiệu “hiếu chiến” hơn từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết tiền lương của khu vực đồng euro đang tăng nhanh hơn so với suy nghĩ trước đó và ngân hàng trung ương phải ngăn chặn điều làm tăng thêm lạm phát vốn đã cao.

Lợi suất trái phiếu của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức - giảm từ mức cao nhất trong hơn một thập kỷ khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho dữ liệu lạm phát trong tuần này.

Bộ trưởng tài chính Đức dự kiến lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ giảm xuống 7% trong năm nay và tiếp tục giảm vào năm 2024 và sau đó, nhưng giá năng lượng cao sẽ trở thành điều “bình thường mới”.

DAX của Đức đã tăng 1,1%, trong khi nhiều sàn giao dịch châu Âu khác cũng bắt đầu một năm tích cực. Các sàn giao dịch chứng khoán London và Dublin đóng cửa nghỉ Tết dương lịch.

Croatia chào đón năm mới với hai thay đổi lịch sử, khi thành viên trẻ nhất của Liên minh châu Âu gia nhập cả khu vực Schengen không biên giới của EU và đồng tiền chung euro.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...