Ngân hàng Trung ương châu Âu: “Áp trần giá khí đốt có thể gây rủi ro cho sự ổn định tài chính”

Ngân hàng Trung ương châu Âu lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn đối với thị trường tài chính từ việc giới hạn giá khí đốt tự nhiên trên toàn EU.
giá khí đốt

Áp đặt giới hạn giá khí đốt hiện là một trong những vấn đề được thảo luận nhiều nhất trong thời gian qua tại EU. Biện pháp này - được thiết kế để ngăn chặn chi phí tăng vọt - đang gây tranh cãi trong bối cảnh châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. 

Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, đã đề xuất vào tháng 11 rằng mức giá trần nên vào khoảng 275 euro/megawatt giờ. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên lập luận rằng điều này không đi đủ xa và không có khả năng được kích hoạt.

TTF của Hà Lan, tiêu chuẩn chính của châu Âu về giá khí đốt tự nhiên, giao dịch khoảng 135,50 euro/megawatt giờ vào 9/12.

Các cuộc thảo luận về giới hạn giá sẽ vẫn được tiếp hành giữa 27 quốc gia thành viên của EU trong cuộc họp cấp bộ trưởng vào tuần tới. 

Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB đã có những cảnh báo về tác động đối với thị trường tài chính. “ECB thừa nhận rằng các cơ chế nhằm kiểm soát mức giá cực đoan và sự biến động trong thị trường khí đốt bán buôn, về nguyên tắc, có thể giảm bớt một số rủi ro đối với sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, ECB cho rằng thiết kế hiện tại của cơ chế điều chỉnh thị trường được đề xuất, trong một số trường hợp, có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định trong khu vực đồng euro”. 

Các bình luận này tương tự với những lo ngại của các quốc gia như Đức và Hà Lan, những quốc gia đã yêu cầu phải có một sự đảm bảo rằng mức giá trần sẽ không làm xáo trộn thị trường.

Những người ủng hộ giới hạn giá đã lập luận rằng công cụ này sẽ được theo dõi thường xuyên và có thể bị dừng nếu các cơ quan quản lý, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương Châu Âu, xác định được bất kỳ khó khăn tài chính nào.

Một số người đang hy vọng rằng quyết định về giá trần có thể đạt được tại cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU tại Brussels, Bỉ.

Chúng tôi hy vọng điều này sẽ kết thúc ở cấp bộ trưởng vào tuần tới. Nhưng vẫn sẽ có những cuộc thảo luận bên lề. Chúng ta sẽ phải chờ xem,” một quan chức làm việc cho thủ tướng của một quốc gia EU, người không muốn nêu tên do tính nhạy cảm của các cuộc đàm phán, nói với CNBC. 

Một quan chức khác làm việc tại Brussels cũng cho biết: “Có vẻ như rất khó đạt được sự đồng thuận”.

Sự bế tắc hiện nay làm nổi bật mức độ nhạy cảm - và kỹ thuật - của vấn đề. 

Một số bộ trưởng năng lượng đã mô tả đề xuất ban đầu về mức giá trần 275 euro/megawatt giờ là một “trò đùa”.

Kostas Skrekas, bộ trưởng môi trường và năng lượng của Hy Lạp, đã nói với Julianna Tatelbaum của CNBC vào tháng trước rằng mức giá trần nên dưới 200 euro/megawatt giờ. ″Giới hạn giá ở mức 275 euro không phải là giới hạn giá. Chẳng ai có thể... chịu mua với cái giá đắt đỏ này lâu được. Chúng tôi tin rằng giới hạn giá cần phải dưới 200 euro, trong khoảng 150 đến 200 euro sẽ thực tế hơn,” ông nói.

Hai quan chức khác của châu Âu đã xác nhận với CNBC rằng đề xuất hiện tại đang được thảo luận là mức trần 220 euro/ megawatt giờ. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi một lần nữa trước khi các bộ trưởng họp vào 13/12. 

Theo đề xuất tương tự, mức trần sẽ chỉ được kích hoạt khi giá cao hơn 58 euro so với giá tham chiếu LNG trong 10 ngày giao dịch liên tiếp và giá khí đốt châu Âu vượt quá mức giá trần trong hai tuần.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…