Chương trình F-35 tiến vào năm 2021 với gần 900 lỗi kỹ thuật công nghệ

Dự án tốn kém nhất trong lịch sử quân sự Mỹ - máy bay tiêm kích tấn công tàng hình siêu hiện đại F-35 - tiếp tục các chuyến bay chiến đấu năm 2021 "với một vài sai sót".

Trên thực tế, những sai sót có nhiều hơn một chút. Theo văn phòng thử nghiệm Lầu Năm Góc, tiêm kích tàng hình tấn công F-35 có 871 khiếm khuyết về phần mềm và phần cứng, có thể làm giảm khả năng sẵn sàng, thực hiện nhiệm vụ hoặc gây khó khăn cho công tác bảo trì bảo dưỡng.

Theo nhận xét này, Hệ thống vũ khí đắt tiền nhất của Bộ Quốc phòng “tiếp tục mang một số lượng lớn khiếm khuyết, nhiều khiếm khuyết được xác định trước” trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm, nhận được giấy phép hoạt động ban đầu tháng 4/2018 với 941 lỗ hổng công nghệ.

Như vậy, trong gần 3 năm, khoảng dưới 100 lỗi công nghệ được giải quyết. Trong toàn bộ năm 2020, số lỗi công nghệ được giải quyết đạt con số ấn tượng là 2 (chỉ 2, không phải lỗi đánh máy).

Tập đoàn Lockheed Martin đã bàn giao hoặc đang ký hợp đồng sản xuất cho 970 máy bay trong tổng số 3.200 máy bay tiềm năng hoặc hơn nữa cho quân đội Mỹ và các quốc gia đồng minh.

Mặc dù vậy, nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc hội với chương trình F-35 trị giá 398 tỷ USD và vẫn duy trì được sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc hội và cũng như khách hàng nước ngoài, bất chấp những vấn đề còn tồn tại.

Những vấn đề của F35 đã khiến một cuộc diễn tập mô phỏng, dự kiến kéo dài một tháng bị đình trệ. Cuộc diễn tập mô phỏng bức thiết này nhằm chứng nhận máy bay đã sẵn sàng chiến đấu trước những mối đe dọa khó khăn nhất từ Nga hoặc Trung Quốc, từ đó chứng minh rằng, máy bay đã sẵn sàng cho quyết định sản xuất số lượng lớn.

Cuộc diễn tập thực binh mô phỏng một chiến dịch tác chiến đường không với đối thủ ngang tầm này được lên kế hoạch vào tháng 12, nhưng đã không diễn ra.

Ellen Lord, thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách mua sắm và duy trì hoạt động đã chỉ đạo Cuộc kiểm tra sẽ được thực hiện trước ngày 31/5/2021.

Tháng 10, chương trình F-35 đánh dấu 20 năm hoạt động kể từ khi Bethesda, công ty thành viên của Lockheed Martin, có trụ sở tại Maryland đánh bại đối thủ Boeing trong cuộc thi chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Ngoài những sai sót kỹ thuật, chương trình F-35 hiện đối mặt với khoản thiếu hụt 10 tỷ USD trong ngân sách dự kiến ​​của Lầu Năm Góc cho giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch chi tiết ngân sách của chính quyền Trump có đề xuất theo nhu cầu 78 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển, mua sắm máy bay chiến đấu, khai thác sử dụng, bảo trì bảo dưỡng và phát triển lực lượng. Nhưng cơ quan phân tích chi phí độc lập của Lầu Năm Góc theo một phân tích tháng 6/2020 ước tính sẽ cần 88 tỷ USD.

Nợ công của Mỹ vượt quá 27 nghìn tỷ USD - tương đương hơn 200.000 USD cho mỗi hộ gia đình. Nhưng thay vì nỗ lực phối hợp để hạn chế chi tiêu, các nhà lập pháp quyết tâm giảm gấp đôi những vấn đề gây tốn kém. Máy bay chiến đấu F-35 trở thành trường hợp điển hình với ước tính trị giá hơn 1,5 nghìn tỷ USD trong suốt chương trình khai thác sử dụng.

Tập đoàn  Lockheed lập luận rằng trong số 871 khiếm khuyết công nghệ, "chỉ" có 10 là các vấn đề "Loại 1" tiềm ẩn nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm cho phi công hoặc máy bay, giảm khả năng hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ.

Năm 2018, Cơ quan quản lý chương trình F35 cho biết có 102 khiếm khuyết công nghệ Loại 1 trong số 941 trường hợp.

Lockheed cho biết trong một tuyên bố, không có vấn đề nào trong số 10 thiếu sót công nghệ là vấn đề "1A" ảnh hưởng đến sự an toàn của phi công hoặc máy bay mà chỉ là "Loại 1B", văn phòng chương trình xác định là loại "tác động quan trọng đến khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ" hoặc bảo trì bảo dưỡng.

Phát ngôn viên Lockheed Brett Ashworth cho biết: “Mặc dù chúng tôi chưa xem báo cáo, nhưng chúng tôi theo dõi tất cả các thông báo về tình trạng kỹ thuật của F-35. Ông cho biết khoảng 70% trong số 871 vấn đề đang chờ xử lý "được phân loại là mức độ ưu tiên thấp hoặc đang được Văn phòng Hỗn hợp quản lý Chương trình F-35 nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng."

Trong số 10 khiếm khuyết công nghệ có thể “tác động đến sứ mệnh” đang chờ xử lý, 9 vấn đề có “kế hoạch giải quyết triệt để, 7 vấn đề đã được trình chính phủ chờ chỉ thị”, những vấn đề khác hiện đang được Văn phòng quản lý Chương trình F-35 xem xét.

Trong số những phát hiện khiếm khuyết, bản báo cáo của văn phòng thử nghiệm cho biết, theo thời gian F-35 đang cho thấy độ tin cậy cao hơn, nhưng nhân viên bảo trì vẫn mất quá nhiều thời gian để bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và các lỗ hổng an ninh mạng, được xác định trong quá trình thử nghiệm trước đó “vẫn chưa được giải quyết”.

Những cảnh quay ấn tượng của F-35

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…