Cơ hội đầu tư 17,8 nghìn tỷ USD vào công trình xanh ở châu Á-Thái Bình Dương

Châu Á-Thái Bình Dương được dự báo sẽ là nơi cư trú của một nửa dân số đô thị của thế giới vào năm 2030. Đây sẽ là một khu vực đặc biệt hứa hẹn cho đầu tư với ước tính giá trị có thể lên tới 17,8 nghìn tỷ USD, chủ yếu là các công trình nhà ở.
Với việc tiêu thụ ít nước và điện hơn, chi phí vận hành có thể thấp hơn tới 37% so với các công trình truyền thống
Với việc tiêu thụ ít nước và điện hơn, chi phí vận hành có thể thấp hơn tới 37% so với các công trình truyền thống

IFC, một thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra báo cáo mới nhất có tên: “Công trình xanh: Định hướng tài chính và chính sách cho các thị trường mới nổi”, cho thấy các nhà đầu tư có thể tiếp cận tiềm năng vô cùng to lớn của thị trường công trình xanh tại châu Á – Thái Bình Dương.

"Diện tích sàn của các toà nhà cao tầng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2060," Alzbeta Klein, Giám đốc Bộ phận Khí hậu tại IFC cho biết.

"Sự bùng nổ các tòa nhà cao tầng phần lớn sẽ xảy ra tập trung ở các thị trường mới nổi, đặc biệt ở các quốc gia thu nhập trung bình đang có tăng trưởng dân số cao, đô thị hóa nhanh chóng, và tăng trưởng thu nhập.

Xây dựng xanh là một trong những cơ hội đầu tư lớn nhất của thập kỷ tiếp theo, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các-bon thấp và tạo ra việc làm tay nghề cao cho các thập kỷ sắp tới", Alzbeta Klein nhấn mạnh.

Theo IFC, đến năm 2030, chỉ ở riêng các thị trường mới nổi, công trình xanh sẽ mang lại cơ hội đầu tư lên tới 24,7 nghìn tỷ USD, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh tốc độ phát triển bền vững. Châu Á – Thái Bình Dương chiếm phần lớn giá trị đầu tư, với 17,8 nghìn tỷ USD.

Với 80 triệu người dự kiến sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu ở châu Á trong vài năm tới, nhu cầu nhà ở sẽ tiếp tục tăng cao. Chỉ riêng Ấn Độ dự kiến sẽ cần thêm 60 triệu đơn vị nhà ở trong giai đoạn 2018 - 2022 để đáp ứng tình trạng thiếu hụt hiện nay.

Tuy nhiên, mặc dù có những mục tiêu tham vọng liên quan đến công trình xanh, các thị trường mới nổi đều gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập các biện pháp hiệu quả nhằm bắt buộc và khuyến khích việc áp dụng các thông lệ xây dựng xanh trên quy mô lớn.

Những rào cản cần vượt qua bao gồm năng lực kỹ thuật, cũng như những thách thức trong xây dựng và triển khai các quy chuẩn và yêu cầu nhất quán về xây dựng xanh cho một ngành vốn có đặc thù phân cấp và địa phương hóa.

Mặc dù có những thách thức như vậy nhưng IFC khẳng định: Việc hiện thực hoá đầy đủ tiềm năng đầu tư của công trình xanh là hoàn toàn khả thi, nhờ có những mô hình tài trợ đã được thiết lập, công nghệ có sẵn để áp dụng với chi phí tiếp tục giảm khi triển khai rộng rãi hơn.

Công trình xanh hiện chỉ chiếm 8% ngành xây dựng
Công trình xanh hiện chỉ chiếm 8% ngành xây dựng

Báo cáo của IFC cũng nhấn mạnh những lợi ích rõ ràng về tài chính mà các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà phát triển bất động sản, và chủ sở hữu, bao gồm cả các chính phủ, dự kiến sẽ có được khi gia nhập thị trường xây dựng xanh.

Công trình xanh mang lại mức giá bán cao hơn đáng kể - lên tới 31% hoặc cao hơn - và bán nhanh hơn các công trình truyền thống.

Ngoài ra, công trình xanh cũng có tỷ lệ lấp đầy cao hơn - tới 23% - so với công trình truyền thống và mang lại mức thu nhập cao hơn từ cho thuê nhà. Với việc tiêu thụ ít nước và điện hơn, chi phí vận hành có thể thấp hơn tới 37% so với các công trình truyền thống.

Nếu chủ đầu tư tích hợp các giải pháp xanh từ sớm trong khâu thiết kế thì có thể tiết kiệm được từ 0,5% cho đến 12% tổng chi phí phát sinh khi xây dựng công trình xanh.

Ở Indonesia, công trình Citra Maja Raya, là công trình được cấp chứng nhận EDGE (Thiết kế xuất sắc nhằm đạt hiệu quả cao hơn) của IFC, ghi nhận chi phí của các biện pháp xanh tăng thêm 4,7%, với thời gian hoàn vốn 1,8 năm, và mức tiết kiệm chi phí điện nước hàng năm lên tới 30%.

Báo cáo mới này cho rằng công trình xanh có thể là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế, tạo ra tới 9 triệu việc làm có tay nghề trong cả ngành năng lượng tái tạo và xây dựng vào năm 2030.

Hiện tại, công trình xanh chỉ chiếm 8% ngành xây dựng và sửa chữa, cho thấy tiềm năng tăng trưởng vô cùng to lớn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…