Cổ phiếu Adani tiếp tục lao dốc, tỷ phú Ấn Độ mất 36 tỷ USD chỉ trong một tháng

Theo Bloomberg Billionaires, giá trị tài sản ròng của nhà sáng lập kiêm chủ tịch Adani Group đã giảm 36,1 tỷ USD từ đầu năm đến nay.
Cổ phiếu Adani tiếp tục lao dốc, tỷ phú Ấn Độ mất 36 tỷ USD chỉ trong một tháng

Cổ phiếu của hầu hết các công ty thuộc Tập đoàn Adani (Adani Group) tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch thứ ba liên tiếp ngay cả khi công ty cố gắng bác bỏ báo cáo của Hindenburg Research.  

Trước đó vào 28/1, công ty nghiên cứu đầu tư Mỹ Hindenburg Research đã công bố một nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, trong đó cáo buộc Adani Group thao túng cổ phiếu trắng trợn và thực hiện âm mưu gian lận kế toán trong suốt nhiều thập kỷ.

Giá cổ phiếu của Adani Enterprises, doanh nghiệp lớn nhất của Adani Group, đã đóng cửa cao hơn 3,9% trong phiên giao dịch ngày 30/1. Tuy nhiên dữ liệu của Refinitiv cho thấy, giá cổ phiếu Adani Enterprises vẫn thấp hơn 25% từ đầu tháng đến nay, dẫn đến khoản lỗ 65 tỷ USD tính đến thời điểm đóng cửa ngày hôm qua. 

Adani Group

Phần lớn các cổ phiếu khác của tập đoàn vẫn tiếp tục lao dốc. Adani Total Gas và Adani Green Energy đều giảm 20%, chạm mức giới hạn hàng ngày. Adani Transmission giảm hơn 15% và Adani Power mất 5%. Adani Ports và Đặc khu kinh tế xóa sạch mức tăng trước đó và kết thúc phiên giao dịch đi ngang.

Adani Group

Những diễn biến nói trên đã đẩy nhà sáng lập Adani Group, tỷ phú Gautam Adani ra khỏi Top 10 người giàu nhất thế giới, xuống vị trí thứ 11 trên Danh sách tỷ phú của Bloomberg. Giá trị tài sản ròng của ông đã giảm 36,1 tỷ USD từ đầu năm đến nay. Nó đạt đỉnh 150 tỷ USD vào ngày 20/9/2022, trước khi giảm xuống còn 84,4 tỷ USD vào cuối ngày 30/1.

Căng thẳng Adani - Hindenburg tiếp tục leo thang

Phản hồi lại cáo buộc của công ty nghiên cứu, Tập đoàn Adani vào cuối tuần trước cho biết các cáo buộc của Hindenburg Research là một cuộc tấn công có tính toán nhằm vào Ấn Độ, bao gồm sự độc lập, tính toàn vẹn và chất lượng của các thể chế Ấn Độ, cũng như tiềm năng và tham vọng tăng trưởng của Ấn Độ. 

Giám đốc tài chính của Adani Group, ông Jugeshinder Singh trả lời trong một cuộc phỏng vấn với CNBC-TV18 rằng giá trị của Adani Enterprises không thay đổi đơn giản vì sự biến động của giá cổ phiếu, mà thay vào đó, giá trị của nó nằm ở khả năng ươm tạo nên những công ty, doanh nghiệp mới. 

Ông Jugeshinder Singh cũng tin tưởng rằng đợt chào bán công khai tiếp theo của Adani Enterprises sẽ được đăng ký đầy đủ, đồng thời chỉ trích báo cáo của Hindenburg là một lời nói dối vào thời điểm độc hại. 

Về phần mình, Hindenburg Research vào sáng 30/1 đã mô tả phản ứng của Adani Group là "cồng kềnh" và bình luận rằng: “Không thể che đậy hành vi gian lận bằng chủ nghĩa dân tộc qua một phản ứng khoa trương, cố tình phớt lờ mọi cáo buộc chính mà trong báo cáo”. 

Xem thêm

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất năm 2022

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất năm 2022

Năm 2022 khép lại với nhiều biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN-Index giảm tới hơn 34% kể từ đỉnh lịch sử 1536 điểm. Các cổ phiếu cũng chứng kiến mức giảm sâu nhất từ trước tới nay. Trong nhóm 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất năm 2022 thì đều giảm trên 85%.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...