Cổ phiếu HSBC sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm sau các vấn đề kinh doanh

Cổ phiếu HSBC đã giảm xuống mức thấp lịch sử vào hôm qua (21/9) khi ngân hàng này phải hứng chịu một loạt tin đồn mới về hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc cũng như vướng phải cáo buộc chuyển tiền bẩn.
Cổ phiếu HSBC sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm sau các vấn đề kinh doanh

Theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv, cổ phiếu HSBC đóng cửa với mức giảm 5% tại Hồng Kông ở mức thấp nhất kể từ năm 1995. Sự suy giảm tiếp tục xảy ra ở London, khi cổ phiếu của ngân hàng giao dịch lần cuối cùng giảm 6% ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. 

Có thể nói đây là một năm tồi tệ đối với các cổ động của HSBC khi ngân hàng này phải vật lộn với suy thoái kinh tế toàn cầu, lợi nhuận giảm sút, căng thẳng Mỹ-Trung và cơn bão chính trị tại Hồng Kông. Nhưng cuối tuần qua, HSBC còn phải hứng chịu nhiều tin tức xấu hơn nữa, khi truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng ngân hàng này có thể sẽ bị đưa vào danh sách các công ty bị hạn chế kinh doanh ở Trung Quốc. 

Theo ông Stephen Innes, giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu tại AxiCorp cho biết: “Nỗi sợ hại về những điều chưa biết là điều khiến các nhà đầu tư rút lui và ‘bỏ chạy’”. 

Rắc rối tại Trung Quốc

Những tai ương mà HSBC phải đối mặt tại Trung Quốc đã được ghi nhận một cách rõ ràng. HSBC đã tạo ra một vai trò sinh lợi trong ngành ngân hàng toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua bằng cách phân chia giữa giữa phương Đông và phương Tây. Châu Á đã đóng góp hơn 80% lợi nhuận cho công ty vào năm 2019. Nhưng căng thẳng giữa Bắc Kinh và phương Tây đã khiến HSBC trở thành “bao cát thí mạng” trong mắt các phương tiện truyền thông Trung Quốc, và hiện đã trở thành một ứng cử viên tiềm năng trong một danh sách thực thể mà Bắc Kinh có thể trừng phạt. 

Bộ Thương mại Trung Quốc vào tuần trước đã thông báo về cách thức hoạt động của danh sách, cho biết bất kỳ doanh nghiệp nào có mặt trong “danh sách thực thể không đáng tin cậy” đều có khả năng bị hạn chế đầu tư vào Trung Quốc, cũng như hạn chế tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu hoặc nhập cảnh cho nhân viên. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Trung Quốc không chỉ đích danh những công ty nào hiện nằm trong danh sách. 

Lùm xùm về giao dịch chuyển tiền bẩn

Vào tháng 12/2012, HSBC đã đồng ý trả 1,9 tỷ USD cho Hoa Kỳ để giải quyết các cáo buộc rửa tiền. Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính Hoa Kỳ sau đó tiết lộ, HSBC đã cho phép một số tập đoàn ma tuý quốc tế khét tiếng nhất rửa hàng tỷ USD qua biên giới. 

Mới đây nhất đã có tin tức về việc HSBC có mặt trong danh sách các ngân hàng lớn nhất thế giới “tiếp tục thực hiện các giao dịch chuyển tiền bẩn cho các đối tượng bị tình nghi là tội phạm, mặc dù có ghi nhận về một số giao dịch đáng ngờ nhất định”. 

Đại diện ngân hàng HSBC đưa ra tuyên bố “không bình luận về các báo cáo trên từ phía truyền thông”, và khẳng định ngân hàng luôn bảo vệ những nỗ lực của mình trong việc “chống lại tội phạm tài chính”. HSBC cho biết họ đã làm việc với một bên thứ 3 để cải tổ hệ thống hoạt động của ngân hàng kể từ 2012. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…