"Cơn sốt" mua vàng bằng máy bán hàng tự động tại Hàn Quốc

Bên cạnh mì ramen, đồ uống hay xúc xích ăn liền, các cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc mới đây đã bất ngờ ra mắt vàng miếng như một “món” mới trong thực đơn của họ...

"Cơn sốt" mua vàng bằng máy bán hàng tự động tại Hàn Quốc

Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc, CU, đã hợp tác với Tổng công ty In ấn và Bảo mật tiền tệ Hàn Quốc (KOMSCO) để cung cấp cho người tiêu dùng những miếng vàng mini – và chúng đang được bán chạy như tôm tươi.

Nhiều loại vàng miếng mini có trọng lượng từ 0,1 gam đến 1,87 gam đã được bày bán tại các cửa hàng của CU kể từ tháng 4. Một miếng vàng 1,87 gram được bán với giá 225.000 won (~165,76 USD) và một miếng 0,5 gram có giá là 77.000 won (~57 USD). Tuy nhiên, được ưa chuộng hơn cả vẫn là kiểu vàng miếng 1 gram có giá 113.000 won (~83 USD), liên tục “cháy hàng” ngay sau khi được lên kệ.

c1bf44e0-8746-4bdb-887c-da5b1ff69515-9345.jpg
Khách hàng mua vàng miếng có kèm lời chúc sinh nhật tại một cửa hàng của CU tại Seoul, Hàn Quốc

Những sản phẩm vàng miếng này thường được đi kèm với những lời chúc mừng sinh nhật, chúc mừng tốt nghiệp hay thậm chí còn có theo kế theo từng nhóm tính cách MBTI.

Theo một khảo sát được xuất bản trên ứng dụng điện thoại thương mại Pocket CU của CU, độ tuổi 30 là những khách hàng tích cực nhất, đóng góp tới 41% tổng doanh số sản phẩm kể từ khi ra mắt. Những người tiêu dùng ở độ tuổi 40 chiếm 35,2% doanh số, tiếp theo là độ tuổi 50 với 15,6%. Giới trẻ ở độ tuổi 20 mới chỉ chiếm 6,8% tổng doanh số bán hàng.

Và các hệ thống cửa hàng tiện lợi khác cũng chẳng chần chừ, ngay lập tức tham gia vào làn sóng vàng miếng đang bùng nổ ở xứ sở kim chi. Tại chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 của Hàn Quốc, khách hàng thậm chí còn có thể mua được những miếng vàng nhỏ từ máy bán hàng tự động.

Heng Koon How, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường tại UOB, cho biết: “Thông thường, trong thời điểm kinh tế bất ổn và đồng nội tệ mất giá, nhu cầu về vàng và trang sức vàng sẽ tăng mạnh khi các nhà đầu tư trong nước tìm kiếm đầu tư vào tài sản trú ẩn an toàn”.

Theo Sàn giao dịch vàng Hàn Quốc, giá vàng ở nước này đã tăng lên mức kỷ lục 456.000 won (335,3 USD)/3,75 gram, tương đương 0,13 ounce. Ngược lại, đồng Won suy yếu hơn 5% so với đồng bạc xanh từ kể đầu năm đến nay, hiện giao dịch ở mức 1.358,7 Won đổi 1 USD.

Trong một báo cáo gần đây từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu về vàng miếng và xu vàng ở Hàn Quốc đã tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5 tấn trong quý đầu năm nay giữa bối cảnh giá vàng toàn cầu tăng cao. WGC lưu ý thêm rằng đây là mức tăng mua vàng hàng quý mạnh nhất ở Hàn Quốc trong hơn hai năm qua.

WGC cũng ghi nhận xu hướng gần đây về mối quan tâm đầu tư ngày càng tăng trong giới trẻ ở châu Á, ngay cả khi giá vàng đã vượt qua mức cao kỷ lục.

“Nhiều nền kinh tế châu Á đang phải đối mặt với lạm phát và bất ổn tài chính. Hoàn toàn là hợp lý khi nhiều nhà đầu tư trẻ đang khám phá vàng như một cách để đa dạng hóa và bảo vệ tài sản của họ”, Shaokai Fan, Giám đốc Ngân hàng Trung ương Toàn cầu của WGC, nói với CNBC qua email.

Người tiêu dùng ở nền kinh tế lớn nhất châu Á, Trung Quốc, cũng đang đổ xô đi mua vàng tích trữ. Xu hướng nổi trội nhất ở đây là những viên đậu vàng có trọng lượng khoảng 1 gram được đựng trong lọ thủy tinh, vừa được xem như đầu tư và vừa là món đồ sưu tầm. Trung Quốc cũng đang dẫn đầu về nhu cầu tiêu dùng vàng khi nước này vượt qua Ấn Độ vào năm 2023 để trở thành quốc gia mua vàng trang sức nhiều nhất trên thế giới.

Ngay cả ở Mỹ, vào năm ngoái, “gã khổng lồ” bán lẻ hàng tiêu dùng Costco cũng có giai đoạn trở thành điểm kinh doanh vàng miếng 1 ounce có giá gần 1.900 USD.

Xem thêm

Gen Z - nhân tố chính thúc đẩy “cơn sốt vàng” tại Trung Quốc

Gen Z - nhân tố chính thúc đẩy “cơn sốt vàng” tại Trung Quốc

Trong bối cảnh các nhà sản xuất đá quý như kim cương hay sapphire toàn cầu đang nỗ lực mở rộng tại Trung Quốc, thì một số dấu hiệu mới đây lại cho thấy sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng trẻ đang hướng trở lại món tài sản truyền thống…

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…