Cựu Giám đốc sàn giao dịch Bitcoin không còn tin vào tiền ảo

Cựu Giám đốc điều hành (CEO) sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới một thời Mt. Gox tuyên bố không còn tin vào Bitcoin và tỏ ra bi quan về tiền ảo nói chung.
Cựu Giám đốc sàn giao dịch Bitcoin không còn tin vào tiền ảo

Ông Mark Karpeles - Ảnh: Getty/Fortune. 

"Công nghệ tiền ảo vẫn sẽ tồn tại được, nhưng Bitcoin có thể sẽ gặp vấn đề về phát triển", hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Mark Karpeles ngày 4/4 trong một cuộc trò chuyện trên Reddit. "Nhưng cũng có thể tôi sai về chuyện này. Tôi đã từng sai trong nhiều chuyện".

Chuỗi khối (blockchain), công nghệ hậu thuẫn Bitcoin, là một sổ cái số có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ quản lý chuỗi cung ứng cho tới cắt giảm chi phí các giao dịch chuyển tiền quốc tế.

Giá Bitcoin hiện đã tuột khỏi mốc 7.000 USD, giảm 50% từ đầu năm. Lúc hơn 8h sáng ngày thứ Sáu, giá Bitcoin theo dữ liệu trên trang Coinmarketcap đứng ở 6.817 USD, tăng 1,1% so với cách đó 24 tiếng.

Ông Karpeles, một người gốc Pháp, cho biết hiện ông không sở hữu một đồng Bitcoin nào. Ông cũng nhấn mạnh rằng đối thủ chính của Bitcoin là đồng Ethereum còn chưa được thử nghiệm cho bất kỳ một ứng dụng nghiêm túc nào.

Từng là sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới và đặt tại Nhật Bản, Mt. Gox phá sản vào năm 2014 sau khi một lượng lớn Bitcoin của khách hàng trên sàn này bị đánh cắp.

Ông Karpeles, người điều hành Mt. Gox từ năm 2011, đã bị cảnh sát Nhật bắt giữ vào năm 2015 và ngồi tù. Trong cuộc trò chuyện trên Reddit, ông cho biết đã sụt 35 kg trong 4 tháng ở tù vì "bữa trưa trong đó chỉ có hai miếng bánh mì với mứt". Ông cũng ly dị nhưng nói "con mèo của tôi không rời bỏ tôi".

Hồi tháng 3 vừa qua, quỹ ủy thác xử lý vụ phá sản của Mt. Gox đã bán ra một phần lượng Bitcoin còn lại của sàn này để trả lại tiền cho các nhà đầu tư. Ông Karpeles nói với tư cách là một cổ đông của Mt. Gox, ông có thể thu về 1 tỷ USD sau khi vụ phá sản của sàn giao dịch này hoàn tất. Ông cũng bày tỏ hy vọng hơn 24.000 chủ nợ của Mt. Gox sẽ được hoàn tiền đầy đủ.

Ông Karpeles hiện vẫn đang trong quá trình bị tòa án Nhật xét xử. Ông bị cáo buộc biển thủ tiền để sử dụng cá nhân và giả đặt cọc tiền trong tài khoản công ty. Những cáo buộc này đều bị Karpeles bác bỏ.

Cựu sếp sàn tiền ảo nói ông hy vọng sẽ trở lại làm một kỹ sư, nhưng không hẳn là làm cho một công ty khởi nghiệp (start-up) về tiền ảo.

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...