Đàm phán trần nợ chưa đạt kết quả, Fed sẵn sàng hành động để duy trì ổn định tài chính

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết rằng các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện và Nhà Trắng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về kế hoạch giải quyết trần nợ khi mối đe dọa lịch sử của quốc gia ngày càng tăng…

Ông Kevin McCarthy cảnh báo rằng có một số điểm mà hai bên đàm phán trần nợ vẫn chưa nhìn chung hướng và bản thân ông cũng không nghĩ con đường đến việc đạt thỏa thuận lại khó khăn đến vậy.

Yêu cầu của Đảng Cộng hòa là cắt giảm chi tiêu liên bang thay vì đóng băng ở mức hiện tại. Họ một lần nữa tuyên bố sẽ không đưa ra một dự luật rõ ràng chỉ giải quyết giới hạn nợ cho Hạ viện mà không tính đến bước đường tương lai như phía Nhà Trắng và Đảng Dân chủ đã thúc đẩy.

"Họ phải chi tiêu ít hơn số tiền đã bỏ ra năm ngoái. Điều đó không khó thực hiện, nhưng với Washington, theo cách nào đó, đó lại là một vấn đề", ông McCarthy nhận định.

Đàm phán trần nợ tiếp tục bế tắc

Vào sáng 25/5, chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nói rằng mặc dù vẫn chưa đạt được thỏa thuận, nhưng một số vấn đề đã có tiến độ tích cực.

Ông cho biết: “Chúng tôi sẽ đi đến một thỏa thuận thích đáng cho công chúng Mỹ và không nên có bất kỳ sự sợ hãi nào. Tiền đang chảy vào kho bạc mỗi ngày".

Nhưng sự lạc quan của chủ tịch McCarthy lại trái ngược với hướng dẫn được đưa ra cho các thành viên của Hạ viện một giờ sau đó, khi các đại diện được thông báo rằng họ sẽ không bắt buộc phải ở lại Washington vào cuối tuần để bỏ phiếu về thỏa thuận trần nợ.

Thay vào đó, Hạ nghị sĩ Steve Scalise đã thông báo tại Hạ viện rằng kỳ nghỉ Lễ Tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong kéo dài một tuần của họ sẽ bắt đầu vào ngày hôm sau như kế hoạch.

Quyết định để các đảng viên trở về nhà trong tuần là sự thừa nhận ngầm của lãnh đạo Hạ viện rằng một thỏa thuận nâng trần nợ dường như sẽ không xảy ra.

đàm phán trần nợ
Mỹ vẫn chưa đạt được thỏa thuận trần nợ dù rủi ro đang ngày một gia tăng

Trong khi đó, thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết các nhà đàm phán của chính quyền ông Joe Biden sẽ tiếp tục tham gia một cách có "thiện chí" với các đối tác Đảng Cộng hòa để đạt được thỏa thuận ngân sách lưỡng đảng. Nhưng bà phản đối cách Đảng Cộng hòa mô tả tình trạng bế tắc trong quá trình đàm phán trần nợ đang diễn ra. Bà nói, nếu Mỹ vỡ nợ, hàng triệu người sẽ mất việc làm và gây tổn hại cho tài khoản hưu trí của người Mỹ.

Theo Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, các bên phải đối mặt với hạn chót là ngày 1/6, khi đó đất nước sẽ đối mặt với rủi ro đáng kể là không thể thanh toán các hóa đơn của mình.

Bà Yellen cho biết hôm thứ Tư rằng bà đã thấy một số căng thẳng trên thị trường tài chính do lo ngại rằng Mỹ có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ lần đầu tiên.

Đồng thời, căng thẳng liên quan đến trần nợ đang ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu kho bạc nói riêng. Bà Yellen cho rằng những dấu hiệu căng thẳng này nên là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đạt được thỏa thuận kịp thời.

Sự khẩn cấp đó trở nên rõ ràng hơn khi Fitch Ratings, một trong ba cơ quan xếp hạng lớn, đã đánh giá Mỹ thang AAA trong “xếp hạng theo dõi tiêu cực”.

Fitch cho biết họ vẫn nghĩ rằng sẽ có một giải pháp cho tình hình, nhưng nói thêm rằng: “Việc vượt qua trần nợ, việc chính quyền Mỹ không giải quyết một cách có ý nghĩa những thách thức tài khóa trung hạn sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách gia tăng và gánh nặng nợ ngày càng tăng, báo hiệu rủi ro suy giảm đối với uy tín tín dụng của Mỹ”.

Fed sẵn sàng can thiệp

Theo đó, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Fed cho biết họ quan tâm đến sự bất đồng giữa các đảng về giới hạn nợ. Một số quan chức gợi ý rằng Fed sẵn sàng sử dụng các công cụ của mình để duy trì sự ổn định tài chính nếu cần.

Những tín hiệu đó đã được đưa vào biên bản cuộc họp chính sách ngày 2-3/5 mới được công bố của Fed.

“Nhiều cá nhân tham gia cuộc họp đã đề cập rằng điều cần thiết là giới hạn nợ phải được nâng lên kịp thời để tránh nguy cơ xảy ra những sai lệch bất lợi nghiêm trọng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế rộng lớn hơn", Fed cho biết trong thông cáo.

đàm phán trần nợ
Ông Powell từng cảnh báo Fed không có khả năng bảo vệ Mỹ khỏi thảm họa vỡ nợ

Trước đó, chủ tịch Fed, ông Jerome Powell đã nhiều lần nói trước công chúng rằng không ai nên cho rằng Fed có thể bảo vệ Mỹ khỏi khủng hoảng nếu Bộ Tài chính không thể thực hiện tốt tất cả các nghĩa vụ của liên bang. Nhưng biên bản cho thấy Fed có thể không đứng yên nhìn nền kinh tế sụp đổ.

Biên bản viết: “Một số người nhấn mạnh rằng Cục Dự trữ Liên bang nên duy trì sự sẵn sàng sử dụng các công cụ thanh khoản, cũng như các công cụ giám sát và quản lý an toàn vi mô và vĩ mô, để giảm thiểu rủi ro ổn định tài chính trong tương lai”.

Mặc dù nó không nêu chi tiết các công cụ liên quan, nhưng biên bản các cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang vào năm 2011 và 2013 về giới hạn nợ đã tiết lộ một danh sách các lựa chọn tiềm năng.

Chúng bao gồm việc sử dụng các giao dịch mua lại để bơm thanh khoản và thậm chí cả khả năng mua hoặc hoán đổi chứng khoán Kho bạc đã bị vỡ nợ kỹ thuật - với tiền lãi hoặc tiền gốc không được thanh toán đúng hạn. Ông Powell vào năm 2013 đã coi bước đi cực đoan đó là "đáng ghê tởm", nhưng không nói rằng ông sẽ bác bỏ những hành động như vậy.

Cùng với đó, hoạt động của thị trường trái phiếu chính phủ cũng là một chủ đề thảo luận khác giữa các quan chức Fed vào đầu tháng này. Kho bạc hình thành thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới và đóng vai trò là tiêu chuẩn cho chi phí đi vay trên toàn thế giới.

Theo biên bản cuộc họp: “Một số người lưu ý về tầm quan trọng của việc thị trường chứng khoán Kho bạc Mỹ hoạt động có trật tự hoặc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các cơ quan chức năng thích hợp tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến khả năng phục hồi của thị trường”.

Xem thêm

“Đám mây đen” trần nợ phủ kín Phố Wall

“Đám mây đen” trần nợ phủ kín Phố Wall

Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đã kết thúc ở mức thấp hơn vào 24/5 khi cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và các đại diện của Đảng Cộng hòa về việc nâng trần nợ của Mỹ tiếp tục kéo dài mà không đạt được thỏa thuận…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…