Đáp trả gay gắt, Mỹ kiện một số đối tác thương mại lớn lên WTO

Ngày 16/7, Washington đã đệ đơn kiện lên WTO vì các bất đồng thương mại với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đáp trả gay gắt, Mỹ kiện một số đối tác thương mại lớn lên WTO

Động thái này của Mỹ nhằm đáp trả lại việc Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 16/7 nộp đơn kiện Mỹ ra trước Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) liên quan tới kế hoạch áp thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc của Mỹ.

Nhà Trắng lập luận rằng xét trong bối cảnh thâm hụt thương mại giữa Mỹ và các quốc gia này rất lớn thì việc Washington áp thuế là công bằng, song những biện pháp đáp trả là không chấp nhận được.

Trong thông báo mới đưa ra, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer khẳng định, chính sách của Tổng thống Trump là hoàn toàn hợp pháp và công bằng xét theo luật pháp Mỹ và các quy định thương mại quốc tế.

Trước đó, hồi tháng 3, chính quyền ông Trump áp thuế quan 25% lên thép và 10% lên nhôm nhập khẩu từ mọi quốc gia vào nước này. Tuy nhiên, các nước trong EU, Mexico và Canada, cùng một số đồng minh khác của Mỹ được tạm miễn khỏi chương trình đánh thuế này để có thời gian đàm phán với Washington.

Sau đó 3 tháng, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU) sẽ không phải là ngoại lệ, cũng sẽ bị áp đặt chính sách thuế tương tự.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker ngày 21/6 nói quyết định áp thuế của Mỹ "đi ngược lại tất cả logic và lịch sử", khẳng định châu Âu "sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để cân bằng lại và bảo vệ mình".

Ngày 22/6, EU tuyên bố áp mức thuế 25% với các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Mức thuế áp dụng với lượng hàng hóa trị giá 3,4 tỷ USD của Mỹ sẽ có hiệu lực ngay lập tức.

Các hàng hóa của Mỹ nằm trong danh sách áp thuế này gồm những sản phẩm điển hình như xe máy, thép, rượu ngô, đồ jean, nước cam, thuốc lá, bơ lạc, gạo, ngô ngọt... EU dường như tìm cách gây áp lực thương mại với Mỹ thông qua việc nhắm vào hàng nông sản và nông dân, nhóm cử tri vốn rất nhạy cảm với chính trị Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...