Điều gì sẽ xảy ra với hàng tỷ đồng xu có chân dung Nữ hoàng Elizabeth II?

Chân dung của Nữ hoàng Elizabeth II có trên từng đồng xu trong số 29 tỷ đồng tiền xu hiện đang được lưu hành ở Vương quốc Anh, cũng như tiền tệ của các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung bao gồm Úc, New Zealand và Canada.
Điều gì sẽ xảy ra với hàng tỷ đồng xu có chân dung Nữ hoàng Elizabeth II?

Theo Dominic Chorney từ A.H. Baldwin & Sons, khi Vua Charles III chính thức đăng quang, những đồng xu mang hình ảnh của ông sẽ được lưu hành, nhưng tiền có hình Nữ hoàng Elizabeth II sẽ không sớm bị loại bỏ. “Tôi không nghĩ rằng sẽ có một nỗ lực phối hợp nào để xóa số những đồng tiền có hình chân dung Nữ hoàng.”

“Tất nhiên những đồng xu này sẽ mất đi theo thời gian, nhưng tôi cho rằng chúng vẫn sẽ được lưu hành trong nhiều thập kỷ tới.”

Xu bảng Anh thường có thể lưu hành trong khoảng 30 năm mà không quá mòn để sử dụng.

Trước quá trình ​​đồng bảng Anh chuyển từ mệnh giá bảng Anh, shilling và pence sang chỉ bảng và pence vào đầu năm 1971 - người ta thường thấy hình ảnh của các vị vua trước đây trên tiền. 

“Đã từng có tiền xu hình Nữ hoàng Elizabeth II, Vua George VI, Vua George V. Thậm chí có thể có một số đồng xu thực sự, thực sự cổ có hình Nữ hoàng Victoria," ông Chorney chia sẻ. Và giờ đây khi những đồng xu mang chân dung của Nữ hoàng Elizabeth II quá cố vẫn được sử dụng hợp pháp, không có lý do thực sự nào để cố gắng loại bỏ chúng. 

“Điều đó có nghĩa là bạn sẽ thấy tiền xu của Vua Charles III được lưu hành cùng với tiền xu của Nữ hoàng Elizabeth II, cũng là trường hợp đầu tiên trong lịch sử hiện đại vì chưa ai từng thấy hình ảnh của hai vị quốc vương đều được lưu hành trên tiền tệ,” ông Chorney cho biết. 

Tìm hiểu về truyền thống chân dung quốc vương trên đồng xu bảng Anh

Sử dụng hình ảnh của nhà vua trên tiền xu là một truyền thống có từ hàng ngàn năm trước. Nó tượng trưng cho quyền lực và cũng đảm bảo một loại tiền tệ chung được thống nhất, theo ông Dominic Chorney. “Một loại tiền tệ sẽ có uy tín nếu nó được hỗ trợ bởi nhà nước, và biểu tượng rõ ràng nhất của nhà nước, kể từ thời La Mã, là hoàng đế, người cai trị, nhà vua.”

Kể từ năm 1659 vào cuối thời kỳ Bảo hộ - thời kỳ mà nguyên thủ quốc gia của Vương quốc Anh là Thánh bảo hộ Oliver Cromwell chứ không phải là vua hay nữ hoàng - những chân dung của người cai trị trên đồng tiền thường có những hướng quay khác nhau trong mỗi lần đăng quang mới.

Khi Vua Charles II lên ngôi vào năm 1661, ông đã chọn để bức chân dung của mình quay mặt về bên trái - ngược lại với Thánh bảo hộ Cromwell, người đã xử tử cha ông là Vua Charles I.

Có tin đồn rằng động thái này thể hiện vị quốc vương mới quay lưng lại với “phiên bản công hoà” của Cromwell ở Anh, và truyền thống này vẫn tiếp tục mỗi khi một vị quốc vương mới lên ngôi.

Sự phá vỡ truyền thống duy nhất sau đó đến từ Vua Edward VIII. Chân dung của ông trên đồng xu đã quay cùng hướng với vua cha, vì đó phía khuôn mặt đẹp hơn của Vua Edward VIII, nhưng khi ông thoái vị chưa đầy một năm sau khi lên ngôi, đồng xu của Vua Edward VIII đã chưa bao giờ được phát hành. Em trai và người kế nhiệm của ông, George VI, đã chọn hướng đối diện với cha mình, và vì vậy truyền thống đã được khôi phục.

Năm bức chân dung khác nhau của Nữ hoàng Elizabeth II đã xuất hiện trên các đồng tiền xu của Anh kể từ khi Bà đăng quang vào năm 1952. Bức gần đây nhất được thiết kế bởi Jody Clark và đây là bức đầu tiên được tạo ra chỉ từ những bức ảnh chứ không phải là vẽ trực tiếp với Nữ hoàng.

nữ hoàng Anh
5 bức chân dung của Nữ hoàng Elizabeth II trên các đồng xu bảng Anh trong suốt 70 năm trị vì của Bà.

Royal Mint, nhà sản xuất chính thức tiền xu của Vương quốc Anh, đã từ chối bình luận về bộ tiền mới được đúc với chân dung của Vua Charles III, nhưng họ đã cung cấp tuyên bố sau qua email: “Xưởng đúc tiền Hoàng gia đã làm việc với Nữ hoàng quá cố trong suốt thời gian trị vì của bà - đưa những chi tiết trong hành trình của bà từ một nữ hoàng non trẻ đến một vị nguyên thủ quốc gia được kính trọng trên khắp thế giới qua năm bức chân dung và đảm bảo mỗi đồng xu mới của Vương quốc Anh đều nhận được con dấu phê duyệt của cá nhân bà. Di sản đáng chú ý của vị vua phục vụ lâu nhất của Anh sẽ tồn tại trong nhiều năm tới."

Ngân hàng Trung ương Anh, nơi phát hành tiền giấy của Vương quốc Anh, đã xác nhận những tờ tiền có hình nữ hoàng sẽ tiếp tục được sử dụng hợp pháp và cho biết các thông báo tiếp theo sẽ được đưa ra “sau khi thời kỳ quốc tang”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...