Do Won Chang: Tỷ phú nhập cư gốc Hàn thành công nhất nước Mỹ

Hãng thời trang “bình dân” Forever 21 với doanh thu lên đến 4 tỷ USD (2016) đã giúp Do Won Chang từ một kẻ Hàn Quốc trắng tay vươn lên trở thành tỷ phú của nước Mỹ.
Do Won Chang: Tỷ phú nhập cư gốc Hàn thành công nhất nước Mỹ

Câu chuyện về con đường thành công của Do Won Chang chính là minh chứng cho giá trị của việc “chấp nhận xa xứ” để được đổi đời, để thực hiện thành công “Giấc mơ Mỹ - American Dearm”.

Kẻ “ngoại tộc” làm việc điên cuồng 19 tiếng/ngày

Do Won Chang: Tỷ phú nhập cư gốc Hàn thành công nhất nước Mỹ ảnh 1

Rời Hàn Quốc vào năm 1981 trong thời khắc rối ren của đất nước, Do Won Chang và vợ Jin Sook quyết định cùng cả gia đình lên đường đi tìm chân trời mới. Họ không mong ước làm giàu, chỉ mong có cơ hội rời Hàn Quốc và đến Mỹ.

"Vào thời điểm đó, cuộc sống của chúng tôi gặp quá nhiều khó khăn cũng chẳng có lấy cơ hội để phát triển sự nghiệp và cả đổi đời", Do Won Chang trả lời trên tờ Forbes.

Quá trình xây dựng thành công Forever21 của Do Won Chang thấm đẫm mồ hôi, nước mắt của không chỉ Do Won Chang mà còn cả gia đình ông. Quá trình này bắt đầu từ những ngày làm việc dài đến 19 tiếng.

Do Won Chan đặt chân đến Los Angeles - nơi mà chị gái của Do Won sinh sống và làm việc khi mới 22 tuổi. Ở giai đoạn “tuổi trẻ rực rỡ nhất”, Do Won Chan đã dành toàn bộ thời gian để đọc những mẩu tin tuyển dụng trên các trang báo và tới ngay buổi phỏng vấn tại một cửa hàng cafe gần khu sinh sống.

Ngày thứ hai tại Los Angeles, Do Won đã bắt đầu làm việc tại một quán cafe. Nhưng với một mức lương khoảng 3$/giờ không đủ để trang trải sinh hoạt phí, Do Won tiếp tục nhận làm thêm 8 tiếng nữa tại một trạm xăng, rồi mở một văn phòng nhỏ làm dịch vụ lau dọn. Những công việc nối tiếp nhau không dừng đó khiến Do Won chỉ có thể dừng tay khi đã đến nửa đêm. Trong khi vợ của ông, bà Jin Sook làm việc tại một salon tóc nhờ những kĩ năng học được khi còn ở Hàn Quốc.

Trở thành nhân viên tại trạm xăng giúp Do Won có cơ hội tiếp cận với những người đàn ông trong ngành công nghiệp may mặc và thời trang. Đó chính là cú hích thúc đẩy Do Won nhận làm việc tại một hàng quần áo để học cách kinh doanh Forever 21 sau này. “Tôi làm việc nhiệt tình như thể đó là cửa hàng của chính mình. Vì thế mà ông chủ đã rất quý mến tôi,” Won Chang nhớ lại.

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó gần như không biết tương lai, đặt chân đến Mỹ bằng đôi bàn tay trắng chỉ với một tấm bằng trung học quốc gia mà thời đó không được đánh giá cao về giáo dục, Do Won Chang đã phải làm tới 3 công việc một lúc để trang trải cuộc sống. Khi đã phải đương đầu với vô số khó khăn, Do Won Chang hiểu được giá trị của sự đánh đổi và can trường. Đó chính là những phẩm cách mà Do Won khuyên một ông chủ cần có.

Tự nhận mình may mắn và luôn muốn được “trả ơn”

Sau 3 năm làm việc “điên cuồng” ở Mỹ, vợ chồng Do Won Chang đã dành dụm được 11 nghìn USD. Năm 1984, họ mở một cửa hàng quần áo rộng 83 mét vuông tên là Fashion 21 – tiền thân của Forever 21 sau này, nằm trong một khu kinh doanh sầm uất tại Los Angeles.

Do Won cho biết, người chủ cũ của cửa hàng cũng bán quần áo thu và về mỗi năm khoảng 30,000 USD tiền lãi. Tuy nhiên, Fashion 21 đã làm được những điều không tưởng khi cán mốc 700,000 USD lợi nhuận trong năm đầu tiên nhờ công việc bán buôn, đổ hàng trực tiếp từ cơ sở sản xuất với mức giá chiết khấu vô cùng hấp dẫn. Công việc làm ăn của 2 vợ chồng dần phát đạt và họ mở thêm cửa hàng cứ sau nửa năm. Đó chính là khởi điểm của thương hiệu thời trang đình đám Forever 21.

Do Won Chang từng chia sẻ vơi Forbes rằng, ông luôn cảm thấy may mắn vì những cơ hội đã đến trong cuộc đời mình. “Tôi đến Mỹ với đôi bàn tay trắng và luôn cảm ơn nước Mỹ vì đã mang cơ hội đến cho tôi. Và tôi cũng muốn đền đáp lại cho đất nước này".

Trong cuộc Đại suy thoái kinh tế vào năm 2008, Do Won cho biết, ông đã mở thêm cửa hàng và tạo thêm 7,000 việc làm trong một năm. Trong một cuộc họp thường niên với bộ phận cấp cao của công ty, Do Won chia sẻ rằng ông không chỉ muốn tập trung vào lợi nhuận mà còn muốn tăng cơ hội việc làm cho người dân Mỹ.

Là một người nhập cư, để thành công trong nghề bán lẻ sẽ cực kỳ khó khăn. Rào cản về ngôn ngữ, sự khác biệt văn hóa khiến cơ hội tiếp cận với đại đa số người dân Mỹ rất hạn hẹp. Tuy nhiên, Do Won đã bứt ra khỏi nhóm khách hàng Châu Á quen thuộc để được lòng cả người dân gốc Mỹ.

Tuy nhiên, thành công của Do Won Chang không đến một cách dễ dàng. Ngay từ những ngày đầu, họ đã phải gồng mình với nhiều khó khăn. Forever 21 đã gặp phải nhiều vấn đề liên quan tới bản quyền và các vụ khởi kiện liên quan đến đạo nhái sản phẩm.

Trong giai đoạn suy thoái, với sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều công ty bán lẻ, đặc biệt là các công ty trực tuyến, ông Do Won Chang đã buộc phải đóng cửa hoặc giảm quy mô nhiều cửa hàng lớn. Doanh thu trong năm 2015 gần như không tăng trưởng so với năm trước đó.

Hồi đầu năm 2016, Forever 21 cũng bị nhiều công ty "tố" chậm thanh toán. Một công ty vận chuyển quần áo cho Forever 21 đã tung ra một bản hợp đồng cho thấy, doanh thu bán hàng của hãng này đã giảm đi 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy vậy, cha đẻ của Forever 21 vẫn giữ tinh thần lạc quan sau những vấp ngã đó. Ông chia sẻ: "Ngành công nghiệp thời trang không dễ dàng như trước kia. Lượng khách tới các trung tâm thương mại giảm hẳn so với trước đây. Khách hàng chuyển qua mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Với việc mở rộng ra nhiều thị trường quốc tế mới, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn nhưng sẽ nhanh chóng vượt qua và giành lại vị thế của mình".

Sự kiên định chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Nếu bạn giữ vững niềm tin vào điều gì đó, kể cả trong lúc khó khăn nhất, những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn”, Do Won Chang.

Cơ ngơi của 2 vợ chồng trải rộng trên 48 quốc gia với 790 cửa hàng, 43,000 nhân viên (trong đó gần 11,000 là nhân viên làm toàn thế giới). Doanh thu của Forever 21 đạt 4,4 tỷ USD. Do Won Chang và vợ đã vươn lên vị trí số 222 trong số 400 người giàu nhất nước Mỹ trên Tạp chí danh tiếng The Forbes với tổng giá trị tài sản lên tới 3 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...