Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn

Sự gián đoạn trong di chuyển đối với dòng người và hàng hoá hiện vẫn đang là một thách thức hàng đầu mà các công ty nước ngoài ở Trung Quốc phải đối mặt.
Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn

Theo một cuộc khảo sát từ các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc được công bố vừa qua cho thấy, hiện vẫn còn nhiều người Trung Quốc chưa thể quay trở lại làm việc, đặc biệt trong các nhà máy. 

Sự gián đoạn trong di chuyển, đi lại đối với dòng người và hàng hoá là một thách thức lớn mà các công ty nước ngoài tại Trung Quốc phải đối mặt, ông Greg Gillian, Chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho biết. Vẫn còn một lượng lớn người dân vẫn đang “trú ẩn” tại chỗ và không thể trở về thành phố nơi họ sinh sống. 

Hầu hết trong số 169 công ty thành viên của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc cho biết vẫn còn quá sớm để đánh giá chính xác thiệt hại do việc chậm trễ làm việc làm bao nhiêu, nhưng khoảng 10% thiệt hại được ước tính ít nhất là 500.000 nhân dân tệ (71.400 USD) mỗi ngày. 

Chính quyền Trung Quốc đã đưa thông báo chính thức về việc quay trở lại làm việc trong tuần này, khi số người nhiễm Covid-19 đang giảm dần tại đây. Các số liệu cho thấy, nhiều công ty lớn và những ngành công nghiệp trọng điểm thiết yếu như chế biến thực phẩm đã có mức độ quay trở lại làm việc cao. Tuy nhiên, nhìn chung, nhiều doanh nghiệp địa phương và nước ngoài vẫn đang gặp khó khăn. 

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc tiết lộ nghiên cứu của họ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho thấy: Nhìn chung, 32,8% đã tiếp tục làm việc, tăng 3,2 điểm % so với tuần trước nữa. Đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, 43,1% đã trở lại làm việc, tăng 6,2 điểm %. Tại 7 tỉnh Trung Quốc (không tiết lộ tên), việc nối lại tỷ lệ việc làm đạt mức 40% tối thiểu. 

Tuy nhiên, sự nối lại công việc thay đổi rõ rệt theo từng khu vực. Đối với các doanh nghiệp tại Thẩm Dương, mọi thứ đã gần như trở lại bình thường. Nhưng Trùng Khánh, nơi giáp ranh với Hồ Bắc thì các công ty vẫn đang phải đối phó với những rào cản hành chính khổng lồ.

Chính phủ trung ương đã công bố một số các biện pháp trong hai tuần qua để cắt giảm lãi suất cho vay, từ bỏ hoặc cắt giảm một số loại thuế, kế hoạch đóng góp bảo hiểm xã hội và cải thiện các vấn đề tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

“Mặc dù những biện pháp này là rất hữu ích, nhưng điều quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp là tạo ra doanh thu và có dòng tiền ngay lập tức,” chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc nhận xét. “Chúng tôi hy vọng những biện pháp cải cách kinh tế vẫn sẽ được tiếp tục tiến hành.” 

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về các hoạt động thương mại và kinh doanh, một điều luật về đầu tư nước ngoài mới đã bắt đầu có hiệu lực vào tháng 1, với mục tiêu tìm cách giải quyết vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và các khiếu nại lâu dài khác. Năm nay, Trung QUốc cũng cho phép sở hữu nước ngoài nhiều hơn trong các tổ chức tài chính địa phương. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Covid-19 thúc đẩy các nhà đầu tư “săn” USD

Covid-19 thúc đẩy các nhà đầu tư “săn” USD

Tiền tệ châu Á đã có sự trượt dốc rõ rệt kể từ khi bùng phát lây lan virus Covid-19 bên ngoài Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại khiến các nhà đầu tư tìm đến vàng và USD để đảm bảo an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...