Du học sinh Australia "méo mặt" vì lệ phí visa tăng gấp đôi

Australia đã tăng gấp đôi phí thị thực đối với sinh viên quốc tế, một động thái mới nhất nhằm hạn chế tình trạng di cư chạm mốc kỷ lục đang gây áp lực lớn cho thị trường nhà đất nước này...

Du học sinh Australia "méo mặt" vì lệ phí visa tăng gấp đôi

Chính phủ Australia đã đưa ra công bố vào 1/7 về việc tăng gấp đôi lệ phí visa cho sinh viên quốc tế. Đây là động thái mới nhất nhằm kiểm soát tình trạng di cư kỷ lục đã gây thêm áp lực cho thị trường nhà đất vốn đang căng thẳng tại nước này.

Chính thức bắt đầu từ ngày 1/7, lệ phí visa cho sinh viên quốc tế sang học tập tại Australia sẽ tăng từ 710 AUD (tương đương 703 USD) lên 1.600 AUD (tương đương 1.068 USD). Bên cạnh đó, chính phủ nước này cũng cấm người mang visa du lịch và sinh viên có visa tạm thời sau đại học nộp đơn xin visa sinh viên trong nước.

"Những thay đổi có hiệu lực từ hôm nay sẽ giúp khôi phục tính toàn vẹn cho hệ thống giáo dục quốc tế của chúng tôi và tạo ra một hệ thống di cư công bằng hơn, quy mô nhỏ hơn và phục vụ tốt hơn cho Australia”, Bộ trưởng Nội vụ Clare O’Neil cho biết trong một tuyên bố.

Việc tăng phí khiến việc xin visa du học Australia trở nên đắt đỏ hơn nhiều so với các quốc gia khác như Mỹ và Canada, nơi lệ phí tương ứng chỉ vào khoảng 185 USD và 150 CAD (tương đương 110 USD).

Chính phủ Australia cho biết, họ đang thu hẹp các lỗ hổng trong quy định thị thực - từng cho phép sinh viên nước ngoài liên tục gia hạn thời gian lưu trú tại Úc - sau khi số lượng sinh viên gia hạn thị thực tăng vọt hơn 30% lên hơn 150.000 người trong giai đoạn 2022-2023.

Động thái mới nhất diễn ra sau một loạt hạn chế kể từ cuối năm ngoái nhằm thắt chặt các quy định về thị thực sinh viên khi việc dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến Covid-19 vào năm 2022 đã thúc đẩy lượng di cư hàng năm tăng vọt lên mức kỷ lục.

Theo dữ liệu chính phủ được công bố vào tháng 3 vừa qua cho thấy, số lượng di cư ròng tới nước này đã tăng 60% lên mức kỷ lục 548.800 người trong một năm tính đến ngày 30/9/2023.

Cùng thời điểm này, các yêu cầu về tiếng Anh cũng được thắt chặt. Đến tháng 5, một yêu cầu mới về số tiền chứng minh tài chính mà sinh viên quốc tế cần để xin thị thực học sinh cũng thay đổi, tăng từ 24.505 AUD 29.710 AUD.

Theo chia sẻ của ông Luke Sheehy - giám đốc điều hành nhiều trường đại học tại Australia, việc thay đổi liên tục các chính sách sẽ gây áp lực và khiến vị thế của đất nước gặp rủi ro. “Điều này không tốt cho nền kinh tế hoặc các trường đại học của Australia, khi cả hai đều phụ thuộc nhiều vào học phí của sinh viên quốc tế”, ông Sheehy lưu ý.

Giáo dục quốc tế là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất của Úc, mang lại giá trị 36,4 tỷ AUD cho nền kinh tế trong năm tài chính 2022-2023.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…