Dữ liệu lạm phát đúng như kỳ vọng, Fed sẽ giữ nguyên lãi suất không đổi trong cuộc họp cuối cùng của năm?

Với chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 11 của Mỹ đúng như dự báo trước đó, các chuyên gia trong ngành tin rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng này và bắt đầu cân nhắc khả năng cắt giảm trong năm tới…

Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ tổ chức họp báo ngay sau cuộc họp
Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ tổ chức họp báo ngay sau cuộc họp

Phiên họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) kết thúc vào 13/12 được kỳ vọng sẽ dẫn đến thống nhất “quay lưng” với việc tăng lãi suất mạnh mẽ và hướng tới các kế hoạch cho những gì sẽ diễn ra tiếp theo.

Thông báo sau cuộc họp cũng có thể có một số điều chỉnh về ngôn ngữ trong đánh giá của FOMC về việc làm, lạm phát, nhà ở và tăng trưởng kinh tế tổng thể. Ví dụ, Bank of America cho rằng Ủy ban có thể không đề cập đến việc củng cố chính sách bổ sung và chỉ nói đơn giản rằng họ cam kết đưa lạm phát trở lại mức 2%.

Vào thời điểm tháng 3/2022 khi Fed bắt đầu thực hiện tăng lãi suất, lạm phát hàng năm ghi nhận mức 8% và sau đó đạt đỉnh 9,1% vào tháng 6. Hiện tại, tính đến tháng 11/2023, lạm phát đã giảm xuống mức “dễ quản lý hơn” là 3,1%.

Dựa trên dữ liệu thị trường tương lai, Công cụ FedWatch của CME Group cho biết tỷ lệ đặt cược cho việc lãi suất sẽ giữ nguyên trong tháng 12/2023 và tháng 1/2024 là trên 90%.

“Đây có thể sẽ là cuộc họp thứ ba liên tiếp mà Fed vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25 - 5,50% và theo quan điểm của chúng tôi, Fed đã thấy mình hoàn tất chu kỳ tăng lãi suất”, Michael Gapen, nhà kinh tế tại Bank of America, cho biết.

Ông Gapen nói thêm, mặc dù lạm phát có thể gia tăng trong tương lai và buộc Fed phải tăng lãi suất hơn nữa nhưng Bank of America tin rằng nhiều khả năng nền kinh tế đang hạ nhiệt và câu chuyện sẽ chuyển sang hướng cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Động thái cắt giảm đó sẽ thể hiện một bước ngoặt lớn đối với Fed sau 11 lần tăng lãi suất kể từ tháng 3/2022.

Nếu có sự đồng thuận về việc cắt giảm lãi suất sắp xảy ra, thị trường sẽ có thể thấy được tín hiệu trên biểu đồ “dot plot” thể hiện kỳ vọng của từng quan chức Fed. Trong đó, “median plot”, điểm giữa trong dự đoán của tất cả các thành viên cho ba năm tới và dài hạn hơn, được theo dõi chặt chẽ.

Một thay đổi ngay lập tức đối với biểu đồ sẽ là việc loại bỏ mức tăng lãi suất đã được chỉ định trước đó trong năm nay.

Bên cạnh đó, hoạt động của thị trường đang rất tích cực. Theo tính toán của CME Group, các nhà giao dịch trong mảng hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang đang dự kiến cho một đợt cắt giảm lãi suất bắt đầu từ tháng 5/2024 và sẽ tiếp tục cho đến khi Fed giảm ít nhất 1 điểm phần trăm trước kết thúc năm 2024.

Quincy Krosby, chiến lược gia trưởng toàn cầu của LPL Financial, chia sẻ: “Thời điểm là rất quan trọng, bởi vì phần lớn sự tăng vọt của thị trường chứng khoán là nhờ vào chính sách ôn hòa, với kỳ vọng cắt giảm lãi suất sắp xảy ra. Nếu Fed đồng tình, dù chỉ một chút, thì thị trường sẽ ngày càng tăng cao hơn nữa”.

Tuy nhiên, hầu hết các chiến lược gia và nhà kinh tế ở Phố Wall đều xem xét một cách tiếp cận thận trọng hơn. Ví dụ, Goldman Sachs đã đưa ra kỳ vọng về cắt giảm đầu tiên vào 2024 nhưng phải đến tận quý 3.

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman gần đây đã nói trên CNBC: “Sẽ phải có rất nhiều điều xảy ra để Fed có thể cắt giảm sớm như vậy. Nửa cuối năm sẽ là thực tế hơn nửa đầu”.

“Tôi không nói rằng việc cắt giảm sẽ không xảy ra, tôi chỉ nghĩ là còn quá sớm nếu bạn đánh giá về các điểm dữ liệu hiện tại”, bà Liz Ann Sonders, chiến lược gia đầu tư trưởng tại Charles Schwab nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…