Dự luật trần nợ được thông qua tại Hạ viện Mỹ

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật trần nợ vào tối ngày 31/5, chỉ vài ngày trước khi nước Mỹ được dự đoán sẽ hết tiền để thanh toán các hóa đơn chính phủ của mình…
dự luật trần nợ
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy

Dự luật nâng trần nợ và giảm thiểu chi tiêu của Nhà Trắng đã được Hạ viện thông qua với tỷ lệ chênh lệch lớn vào cuối ngày 31/5. 

Dự luật Trách nhiệm Tài chính được thông qua với 314 phiếu thuận và 117 phiếu chống, với sự ủng hộ của cả các thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Đó là một kết quả ấn tượng sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng giữa Nhà Trắng và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy.

Dự luật trần nợ hiện đang chuyển sang Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát, nơi các nhà lãnh đạo của cả hai bên muốn thông qua nó trong vòng 48 giờ tới, trước khi trình lên Tổng thống Joe Biden để ký thành điều luật chính thức. 

“Không bên nào có được mọi thứ mình muốn. Đó là trách nhiệm của việc điều hành,” Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong một tuyên bố ngay sau cuộc bỏ phiếu. Ông Biden đồng thời gửi lời cảm ơn tới ông Kevin McCarthy vì đã tham gia đàm phán một cách thiện chí và kêu gọi Thượng viện sớm thông qua dự luật.

Trong những tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã nhiều lần cảnh báo rằng quỹ liên bang có thể cạn kiệt trong những ngày tới trừ khi các nhà lập pháp nâng giới hạn vay trước ngày 5/6. Nếu không làm như vậy, tình trạng vỡ nợ sẽ làm đảo lộn thị trường tài chính toàn cầu, gây ra tình trạng mất việc làm ở Mỹ và gây nguy hiểm cho các lợi ích quan trọng của chính phủ đối với hàng triệu người dân. 

Và để ngăn chặn điều mà bà Yellen gọi là một thảm họa tiềm ẩn, các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ cần giành được sự ủng hộ cho dự luật ở cả hai viện trong một Quốc hội đang có nhiều bất đồng. 

Dự luật Trách nhiệm Tài chính là kết quả của một thỏa thuận đạt được giữa ông McCarthy và Tổng thống Biden với mục tiêu ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ thảm khốc của Mỹ mà Bộ Tài chính cho biết có thể sẽ xảy ra vào tuần tới nếu Quốc hội không hành động kịp thời để nâng giới hạn nợ của quốc gia.

Trước khi Tổng thống Joe Biden khởi hành từ Washington tới Colorado vào 31/5, bản thân ông dường như đã chấp nhận rằng số phận của dự luật nằm ngoài tầm tay của mình. Ông chia sẻ với các phóng viên: “Xin Chúa, vào thời điểm tôi hạ cánh, Quốc hội sẽ hành động, Hạ viện sẽ hành động và chúng ta sẽ tiến một bước gần hơn tới một biện pháp để tránh khỏi việc vỡ nợ”. Và lời cầu nguyện của Tổng thống Biden đã được đền đáp khi cuộc bỏ phiếu đã có kết quả thông qua sau khi ông hạ cánh tới Colorado. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…