Elon Musk rút khỏi thỏa thuận 44 tỷ USD, Twitter "thề" sẽ chiến đấu pháp lý

Chủ tịch của Twitter, Bret Taylor, cho biết hội đồng quản trị công ty đã lên kế hoạch theo đuổi hành động pháp lý để giải quyết vấn đề này.
Elon Musk rút khỏi thỏa thuận 44 tỷ USD, Twitter "thề" sẽ chiến đấu pháp lý

Elon Musk, giám đốc điều hành của Tesla và là người giàu nhất thế giới, cho biết hôm 8/7 rằng ông đã chấm dứt hợp đồng mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD vì công ty truyền thông xã hội này đã vi phạm nhiều điều khoản trong thỏa thuận sáp nhập.

"Hội đồng quản trị Twitter cam kết sẽ hoàn thành thương vụ theo đúng giá và các điều khoản đã thỏa thuận với ông Musk ...", ông Taylor chia sẻ. 

Trong một hồ sơ, các luật sư của Elon Musk cho biết Twitter đã không thể hoặc từ chối phản hồi nhiều yêu cầu cung cấp thông tin về các tài khoản giả mạo hoặc spam trên nền tảng này, một điều cơ bản đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

"Twitter vi phạm nghiêm trọng nhiều điều khoản của Thỏa thuận, dường như đã đưa ra những tuyên bố sai lệch và gây hiểu lầm”, hồ sơ cho biết.

Elon Musk cũng cho biết ông sẽ không tiếp tục với thương vụ này vì Twitter đã sa thải các giám đốc điều hành cấp cao và một phần ba nhóm thu hút nhân tài, vi phạm nghĩa vụ của Twitter trong việc "bảo tồn cơ bản nguyên vẹn các thành phần quan trọng của tổ chức kinh doanh hiện tại".

Một cuộc chiến pháp lý

Quyết định của Elon Musk có thể dẫn đến một cuộc chiến pháp lý kéo dài giữa tỷ phú và công ty 16 năm tuổi có trụ sở tại San Francisco.

Các vụ mua bán và sáp nhập có tranh chấp khi đưa ra tòa án Delaware thường dẫn đến kết quả là các công ty đàm phán lại hoặc người mua phải trả một khoản phí phá vỡ thoả thuận, thay vì một thẩm phán ra lệnh yêu cầu giao dịch ban đầu phải được hoàn tất. 

Twitter hy vọng rằng thủ tục tòa án sẽ bắt đầu trong vài tuần và được giải quyết trong vài tháng, theo một người quen thuộc với vấn đề này.

Cổ phiếu của Twitter đã giảm 6% ở mức 34,58 USD trong giao dịch kéo dài. Con số này thấp hơn 36% so với mức 54,20 USD / cổ phiếu mà Elon Musk đã đồng ý mua lại Twitter vào tháng 4.

Cổ phiếu của Twitter đã tăng mạnh sau khi Elon Musk mua cổ phần công ty vào đầu tháng 4, bảo vệ nó khỏi đợt bán tháo sâu trên thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng đến các nền tảng truyền thông xã hội khác.

Nhưng sau khi Elon Musk đồng ý mua Twitter vào ngày 25/4, cổ phiếu công ty trong vòng vài ngày đã bắt đầu giảm do các nhà đầu tư suy đoán rằng Elon Musk hoàn toàn có khả năng rời khỏi thỏa thuận. Với sự sụt giảm sau tiếng chuông vào 8/7, Twitter đã giao dịch ở mức thấp nhất kể từ tháng Ba.

Ban đầu, Hợp đồng yêu cầu Elon Musk trả Twitter khoản tiền 1 tỷ USD nếu ông không thể hoàn thành thỏa thuận vì những lý do như việc kêu gọi tài chính bị thất bại hoặc các cơ quan quản lý ngăn chặn thỏa thuận. Tuy nhiên, mức phí này sẽ không được áp dụng nếu Elon Musk tự mình chấm dứt hợp đồng.

Việc Elon Musk từ bỏ thỏa thuận và “lời thề” của Twitter trong việc đấu tranh mạnh mẽ để hoàn thành thương vụ tạo ra một nỗi bất ổn về tương lai của công ty và giá cổ phiếu của nó trong thời điểm mà nỗi lo về lãi suất tăng và một cuộc suy thoái tiềm ẩn đã ảnh hưởng đến Phố Wall.

Daniel Ives, một nhà phân tích tại Wedbush, cho biết động thái mới nhất của Elon Musk là một tin xấu đối với Twitter. "Đây là một kịch bản thảm họa đối với Twitter và Hội đồng quản trị của nó vì bây giờ công ty sẽ phải ‘chiến đấu’ với Elon Musk trong một cuộc chiến kéo dài tại tòa án để thực hiện thoả thuận hoặc thương thuyết một mức ‘phí chia tay’ tối thiểu 1 tỷ USD”. 

Xem thêm

Elon Musk muốn giảm giá thương vụ Twitter

Elon Musk muốn giảm giá thương vụ Twitter

Elon Musk đã đưa ra gợi ý về việc tìm kiếm một mức giá thấp hơn cho thương vụ Twitter Inc, đổ lỗi rằng có nhiều tài khoản giả gấp bốn lần so với những gì công ty đã nói.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...