EU cạnh tranh với "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc bằng một kế hoạch cơ sở hạ tầng riêng

Các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu hôm 12/7 đã nhất trí khởi động một kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu nối châu Âu với thế giới, sau khi đàm phán thành công các thỏa thuận với Ấn Độ, Nhật Bản và cam kết tương tự của Nhóm G7.
EU cạnh tranh với "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc bằng một kế hoạch cơ sở hạ tầng riêng

Cho rằng Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường nhằm kết nối châu Âu và châu Á của Trung Quốc có mục địch nhằm gia tăng ảnh hưởng của đất nước tỷ dân, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đặt ra một lộ trình chính thức cho kế hoạch kết nối đầy tham vọng của riêng mình. 

"Chúng tôi thấy Trung Quốc đang sử dụng các phương tiện kinh tế và tài chính để gia tăng ảnh hưởng chính trị của mình ở khắp mọi nơi trên thế giới. Việc than vãn về điều này là vô ích, do đó chúng tôi phải đưa ra các giải pháp thay thế", Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói với các phóng viên tại cuộc họp với những người đồng cấp EU ở Brussels.

“Điều quan trọng là Liên minh châu Âu... cần điều phối chặt chẽ với Hoa Kỳ,” ông Maas cho biết. 

EU đã ký quan hệ đối tác với Nhật Bản và Ấn Độ để điều phối các dự án giao thông, năng lượng và kỹ thuật số nối châu Âu và châu Á.

Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã khởi động các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trên hơn 60 quốc gia, nhằm tìm kiếm mạng lưới liên kết đường bộ và đường biển với Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi. Bắc Kinh phủ nhận mọi cáo buộc về ý định gia tăng ảnh hưởng chính trị và cho biết hành lang cơ sở hạ tầng này tập trung vào nhu cầu của người dân bình thường.

The Straits Times

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…