EU thông qua biện pháp hạn chế giá khí đốt tự nhiên trong nỗ lực chống khủng hoảng năng lượng

Các bộ trưởng năng lượng của Liên minh châu Âu đã đồng ý với mức trần “động” đối với giá khí đốt tự nhiên sau hai tháng đàm phán căng thẳng.
giá khí đốt

Việc đưa ra giới hạn giá khí đốt là một vấn đề gây tranh cãi trong nhiều tháng đối với các quan chức châu Âu. Trong khi nhiều quốc gia thành viên EU lập luận rằng biện pháp này là cần thiết để giảm chi phí năng lượng cho người tiêu dùng, những quốc gia khác lại lo lắng về tác động tiềm ẩn đối với thị trường. 

Cuối cùng, các bộ trưởng năng lượng đã vượt qua sự khác biệt của mình và đồng ý với cái được gọi là “cơ chế điều chỉnh thị trường”. Nó sẽ tự động được kích hoạt theo hai điều kiện: Khi hợp đồng khí đốt tháng trước vượt quá 180 euro mỗi megawatt giờ trên Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu của Hà Lan (Dutch Title Transfer Facility) — tiêu chuẩn chính của Châu Âu về giá khí đốt tự nhiên — trong ba ngày làm việc liên tiếp; và giá khí thiên nhiên lỏng (LNG) cao hơn 35 euro so với giá tham chiếu trên thị trường toàn cầu trong cùng thời kỳ.

Biện pháp này sẽ được áp dụng từ ngày 15/2/2023, đặt “giới hạn đấu thầu động” (dynamic bidding limit) đối với các giao dịch tương lai khí đốt tự nhiên trong 20 ngày làm việc.

Một số quốc gia đã kêu gọi bổ sung 2 điều kiện để kích hoạt việc đình chỉ cơ chế này nhằm tránh những tác động tiêu cực, bao gồm trường hợp giá tham chiếu LNG và phí bảo hiểm giảm xuống dưới 180 euro mỗi megawatt giờ trong ít nhất ba ngày làm việc hoặc nếu Ủy ban Châu Âu tuyên bố tình trạng khẩn cấp. 

Trong một cuộc họp báo, Ủy viên châu Âu về năng lượng Kadri Simson, chia sẻ: “Đây là một công cụ để ngăn chặn các đợt tăng giá khí đốt quá mức mà không phản ánh giá thị trường thế giới. Chúng tôi đã thấy điều này xảy ra, chẳng hạn như vào tháng 8 năm nay khi giá tăng vọt lên hơn 300 euro mỗi megawatt giờ.

Giá khí đốt cao và cực kỳ biến động đang gây tổn hại cho nền kinh tế của chúng ta. Nó cũng đang tác động tiêu cực tới các hộ gia đình và doanh nghiệp. Biện pháp mới này sẽ giúp loại bỏ phí bảo hiểm chiến tranh, mức chênh lệch so với giá LNG toàn cầu, mà châu Âu phải trả theo cách thức hình thành giá trên thị trường TTF,” bà Simson giải thích.

Jozef Sikela, Bộ trưởng Công nghiệp Cộng hòa Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu tuyên bố: “Chúng tôi đã làm công việc của mình. Chúng tôi đã đi đến sự đồng thuận. Một nhiệm vụ bất khả thi khác đã được hoàn thành.

Chia sẻ trên Twitter, Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne Van der Straeten cho biết: “Hôm nay, chúng tôi đã đạt được sự thống nhất về đề xuất cơ chế điều chỉnh thị trường để bảo vệ người dân và nền kinh tế trước giá năng lượng quá cao. Ngay từ đầu, EU đã luôn đặt trọng tâm vào một mục tiêu chung: kiểm soát giá cả và đảm bảo nguồn cung an toàn. Hôm nay, chúng tôi đã đạt được mục tiêu này.

Về phần mình, người phát ngôn của Điện Kremlin (Nga) Dmitry Peskov lại chỉ trích biện pháp này là một cuộc tấn công vào giá cả thị trường và "không thể chấp nhận được", Reuters đưa tin, trích dẫn hãng tin Interfax của Nga. 

Cuộc chiến Nga - Ukraine và việc EU gấp rút chấm dứt sự phụ thuộc không nhỏ vào khí đốt của Nga đã góp phần gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng khiến giá cả tăng cao và dẫn đến biến động thị trường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...