Các nhà lãnh đạo EU ủng hộ việc áp trần giá khí đốt

EU đã và đang chiến đấu chống lại một cú sốc năng lượng chưa từng có bắt nguồn từ cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.
Các nhà lãnh đạo EU ủng hộ việc áp trần giá khí đốt

Liên minh châu Âu đã tiến gần hơn một bước tới việc thiết lập giới hạn giá khí đốt sau nhiều tháng thảo luận, với việc Đức thừa nhận rằng ý tưởng này là “có lý”. EU đã và đang chiến đấu chống lại một cú sốc năng lượng chưa từng có bắt nguồn từ việc Nga tấn công vào Ukraine. Tuy nhiên, hành động áp trần giá khí đốt cho đến nay chủ yếu đến từ các chính phủ quốc gia hơn là ở cấp độ toàn EU.

Một trong những trở ngại lớn nhất là câu hỏi liệu có nên áp đặt giới hạn giá khí đốt hay không, bởi Đức và một số nước khác cảnh giác về những tác động thị trường tiềm ẩn từ chính sách này.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết tại Berlin hôm 20/10 rằng điều này “luôn ẩn chứa nguy cơ các nhà sản xuất sẽ  bán khí đốt của họ ở nơi khác”.

Tuy nhiên, sau các cuộc đàm phán với thành viên EU, ông Scholz đã đồng ý tiếp tục thực hiện biện pháp này - mặc dù có những lưu ý như việc thiết kế chính sách theo cách không làm tăng vọt lượng tiêu thụ.

áp trần giá khí đốt

Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo nói với CNBC rằng Đức có “những lo ngại chính đáng”. “Các nguyên thủ quốc gia lắng nghe lẫn nhau và tìm cách kết nối mọi ý kiến của họ. Đây là một bước tiến lớn,” ông Croo nói thêm.

Trước khi cuộc họp của họ bắt đầu, dự đoán cho thấy khả năng 27 nhà lãnh đạo cùng nhất trí với một giới hạn giá là rất thấp.

Thủ tướng Luxembourg, Xavier Bettel, lưu ý rằng có rất nhiều thách thức, nhưng những điều này đã được giải quyết trong hội nghị thượng đỉnh. “Chúng tôi không quyết định tất cả mọi thứ, nhưng chúng tôi đã giao ‘bài tập về nhà’ cho các bộ trưởng năng lượng của các nước và chúng tôi có thể sớm thống nhất một danh sách những việc cần làm, đó chắc chắn ... một bước tiến lớn,” ông nói với CNBC.

Áp trần giá khí đốt

Sự ủng hộ chính trị từ tất cả 27 nguyên thủ quốc gia có nghĩa là, trong những tuần tới, các bộ trưởng năng lượng châu Âu và Ủy ban châu Âu - cơ quan điều hành của EU sẽ làm việc về một bản dự thảo chính sách đối với kế hoạch áp trần giá khí đốt tạm thời. Điều này dự kiến ​​sẽ thiết lập một phạm vi linh hoạt cho giá khí đốt, nhưng các chi tiết chính xác hơn sẽ cần thêm thời gian để thực hiện. Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo nói rằng việc triển khai có thể là “khá nhanh”.

Hiện tại, giá khí đốt tự nhiên của Châu Âu được phản ánh qua Dutch Title Transfer Facility. Nhưng các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý rằng điểm chuẩn này không còn phản ánh thực tế, và do đó, họ dự định sẽ có điểm chuẩn thứ hai vào cuối quý I/2023.

Giá khí đốt của châu Âu đã tăng vọt sau căng thẳng với Nga, quốc gia từng là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính của châu Âu. Vào lúc cao điểm, giá đã tăng lên trên 340 euro (332,6 USD) mỗi megawatt giờ vào cuối tháng 8. Hợp đồng được giao dịch ở mức chỉ khoảng 30 euro mỗi megawatt giờ vào cùng kỳ năm ngoái. 

Các thị trường dường như đã hoan nghênh kết quả cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU, với giá đã giảm từ mức 127 euro mỗi megawatt giờ vào 20/10 xuống còn 110 euro mỗi megawatt giờ trong phiên giao dịch buổi chiều vào 21/10. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…