Facebook bất ngờ mở công ty con tại Trung Quốc

Mặc dù vẫn bị cấm hoạt động tại Trung Quốc nhưng Facebook mới đây đã bất ngờ mở cửa một công ty con tại quốc gia này.
Facebook bất ngờ mở công ty con tại Trung Quốc

Động thái này cho thấy tham vọng đặt chân vào quốc gia đông dân nhất thế giới của Facebook cũng như nhiều khả năng lệnh cấm Facebook hoạt động của chính phủ Trung Quốc sẽ sớm được dỡ bỏ.
Facebook sẽ đầu tư 30 triệu USD để mở một công ty con của mình tại Trung Quốc, với tên gọi Facebook Technology, với trụ sở đặt tại thành phố Hằng Châu, cũng là thành phố có trụ sở của hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, Alibaba.

Theo một nguồn tin thân cận với Facebook cho biết, với Facebook Technology, mạng xã hội này sẽ xây dựng một “vườn ươm khởi nghiệp” bằng cách đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc và đóng vai trò tư vấn cho các doanh nghiệp tại địa phương.

Như vậy, trước mắt Facebook Technology chỉ đánh dấu sự có mặt của Facebook tại thị trường Trung Quốc, mặc dù nó không liên quan đến lĩnh vực mạng xã hội, vốn bị cấm tại Trung Quốc.

Hiện mạng xã hội Facebook chỉ có thể hoạt động tại Hồng Kông, đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc, nơi Facebook không chịu sự ảnh hưởng bởi lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc.

Động thái của Facebook cho biết tham vọng đặt chân vào thị trường đông dân nhất hành tinh của mạng xã hội này. Tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn với trang công nghệ Recode, trả lời câu hỏi khi nào Facebook sẽ có mặt tại Trung Quốc, CEO Mark Zuckerberg đã trả lời rằng công ty chắc chắn sẽ theo đuổi việc kinh doanh tại thị trường này.

“Thật khó để thực hiện sứ mệnh đưa cả thế giới đến gần nhau hơn nếu bỏ qua đất nước đông dân nhất”, CEO Mark Zuckerberg cho biết.

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của Facebook để đặt chân vào Trung Quốc. Trước đó vào năm 2015, Facebook đã xin mở một văn phòng đại diện tại Bắc Kinh nhưng sau đó nỗ lực này đã không thể thực hiện.

Bản thân CEO Mark Zuckerberg cũng đã nhiều lần công khai bày tỏ muốn đưa Facebook vào Trung Quốc. Mark Zuckerberg đã không ít lần ghé thăm Trung Quốc trong vai trò cá nhân lẫn với tư cách là CEO của Facebook.

Vợ của ông chủ Facebook cũng là một người Mỹ gốc Trung Quốc và Zuckerberg cũng đã học tiếng Trung Quốc và từng đăng tải video chúc Tết Âm lịch bằng tiếng Trung Quốc lên trang cá nhân của mình.

Facebook từng có thời gian được phép hoạt động tại Trung Quốc nhưng đã bị chính phủ nước này “cấm cửa” từ năm 2009 sau khi mạng xã hội này bị lợi dụng để kích động bạo loạn tại khu vực Tân Cuong. Ngoài Facebook nhiều trang web lớn hiện cũng bị cấm hoạt động tại quốc gia này như Google, Gmail, Youtube, Twitter, Wikipedia, Instagram...

Tham khảo Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…