“Gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc "thách thức" Amazon với các 'cửa hàng robot' đầu tiên ở châu Âu

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc JD.com đã mở hai cửa hàng bán lẻ ở Hà Lan mà theo họ cho biết có hệ thống robot vận hành hoàn toàn.
“Gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc "thách thức" Amazon với các 'cửa hàng robot' đầu tiên ở châu Âu

Các "cửa hàng robot", mang thương hiệu Ochama, nằm trên các thành phố Leiden và Rotterdam - đánh dấu bước đột phá đầu tiên của JD.com vào thị trường châu Âu với các địa điểm trực tiếp. Dự án này nêu bật tham vọng của gã khổng lồ Trung Quốc trong việc mở rộng ra quốc tế. 

JD.com cho biết, người mua sắm có thể sử dụng ứng dụng Ochama để đặt mua các sản phẩm từ thực phẩm đến làm đẹp và nội thất gia đình. Sau đó, họ có thể đến cửa hàng trực tiếp - nơi mà các thiết bị tự động và robot sẽ chuẩn bị đơn đặt hàng cho họ. Đơn giản, khi một người mua sắm đến cửa hàng, họ chỉ cần quét mã vạch trên ứng dụng và đơn đặt hàng sẽ xuất hiện ngay lập tức trên băng chuyền. 

Ngoài việc đến nhận hàng trực tiếp, người mua cũng có thể chọn lựa tính năng giao hàng tại nhà. 

Công ty cho biết họ có kế hoạch mở thêm hai cửa hàng nữa tại thành phố Amsterdam và Utrecht của Hà Lan trong thời gian sớm nhất. 

Các cửa hàng Ochama kết hợp trọng tâm của JD.com vào hậu cần và thương mại điện tử. Tại Trung Quốc, công ty sở hữu chi nhánh hậu cần của riêng mình và họ cũng đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa. JD.com cũng điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử khổng lồ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

JD.com vẫn kiếm phần lớn doanh thu của mình từ Trung Quốc nhưng trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng sự hiện diện của mình ra nước ngoài nhiều hơn. JD.com vận hành một trang web mua sắm trực tuyến có tên Joybuy.com dành cho khách hàng quốc tế đồng thời có một liên doanh thương mại điện tử ở Thái Lan và cũng là cổ đông lớn nhất của nền tảng mua sắm Tiki tại Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11 năm ngoái, ông Xin Lijun, giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm của mảng kinh doanh bán lẻ của JD, nói với CNBC rằng công ty đang thực hiện “phân tích chiến lược sâu hơn ở thị trường Việt Nam và châu Âu” - những địa điểm tiềm năng để mở rộng.

Sự gia nhập của JD.com vào thị trường châu Âu đánh dấu khởi đầu của một thách thức tiềm tàng đối với Amazon. Gã khổng lồ thương mại điện tử của Hoa Kỳ đã ra mắt các cửa hàng tạp hóa không thu ngân của riêng mình có tên Amazon Go ở Hoa Kỳ và Amazon Fresh ở Vương quốc Anh, nay sẽ phải “chuẩn bị” tinh thần để đối mặt với những đối thủ hoạt động tích cực ở thị trường châu Âu. 

Xem thêm

VNG đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Tiki

VNG đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Tiki

Theo số liệu mới nhất được công bố, tỷ lệ sở hữu của Công ty Cổ phần VNG tại Tiki đến cuối quý II đã giảm xuống 24,4%, so với mức 28,8% hồi đầu năm.
Tiki và Sendo sáp nhập: Khó thành! Vì đâu?

Tiki và Sendo sáp nhập: Khó thành! Vì đâu?

Mới đây, trang DealstreetAsia đưa tin, Tiki và Sendo – hai trang TMĐT nội địa lớn nhất Việt Nam đang tiến hành đàm phán để sáp nhập. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Việt Hùng – KOL trong cộng đồng startup công nghệ, sự hợp nhất khó có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...