Cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc được dự đoán sẽ còn kéo dài trong nhiều năm

Thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ chứng kiến sự phục hồi hình chữ L, hay còn được định nghĩa là sự sụt giảm mạnh và sau đó là tốc độ phục hồi chậm…

Các ngân hàng Phố Wall cảnh báo, sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc có thể là lực cản đối với nền kinh tế trong nhiều năm tới và thậm chí có thể ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực. 

“Chúng tôi nhận thấy những điểm yếu dai dẳng trong lĩnh vực bất động sản, chủ yếu liên quan đến các thành phố cấp thấp hơn và nguồn tài chính của các nhà phát triển tư nhân. Dường như vẫn chưa có cách khắc phục nhanh chóng nào cho chúng”, các nhà kinh tế học của Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo.

Dựa trên ước tính của ngân hàng, sự suy yếu về bất động sản có thể sẽ là lực cản tăng trưởng trong nhiều năm đối với Trung Quốc. 

Tương tự như luận điểm của Goldman Sachs, một báo cáo triển vọng của Morgan Stanley cũng chỉ ra rằng nếu những thách thức trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục là trở ngại, gây ra tâm lý e ngại rủi ro trong hệ thống tài chính và niềm tin của người tiêu dùng, thì nguy cơ suy thoái của Trung Quốc ngày càng trầm trọng hơn.

Ngoài ra, nếu các biện pháp nới lỏng tiền tệ không hỗ trợ được lĩnh vực bất động sản đang yếu kém, điều đó cũng sẽ dẫn đến lo ngại về tác động lan tỏa ở phần còn lại của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

bất động sản Trung Quốc

Dữ liệu từ tháng 5 cho thấy lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn đang vật lộn để xoay chuyển tình thế, bất chấp những dấu hiệu phục hồi vào đầu năm nay. Một mối quan tâm khác đối với lĩnh vực bất động sản là sự khác biệt quá lớn giữa các doanh nghiệp bất động sản thuộc sở hữu của chính phủ và các công ty tư nhân trong ngành. “Quá trình phục hồi dù chậm lại, nhưng rõ ràng các nhà phát triển thuộc sở hữu nhà nước đã làm tốt hơn so với các nhà phát triển thuộc khu vực tư nhân”,  giám đốc chiến lược thị trường châu Á của JPMorgan, Tai Hui chia sẻ trên CNBC. 

Giới quan sát thị trường dự đoán chính phủ Trung Quốc có thể hỗ trợ lĩnh vực bất động sản thông qua các chính sách kích thích tài khóa, dự kiến sẽ được tung ra khi nền kinh tế đang nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng sau khi mở cửa trở lại hậu đại dịch. 

Vào thứ Ba (13/6), các cổ phiếu bất động sản Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông ghi nhận mức tăng tích cực sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cắt giảm lãi suất mua lại đảo ngược 7 ngày từ 2% xuống 1,9%. Đây là lần cắt giảm đầu tiên kể từ tháng 8/2022. 

Cụ thể, cổ phiếu của nhà phát triển bất động sản Logan Group đã tăng tới 4,5%, Country Garden tăng 4% với hy vọng sẽ có thêm các biện pháp kích thích và nới lỏng chính sách trong thời gian tới.

Các nhà phân tích Goldman Sachs nhận định: “Chúng tôi tin rằng ưu tiên chính sách hiện nay là giải quyết tình trạng suy thoái kéo dài thay vì thiết kế một chu trình nâng cấp", đồng thời lưu ý thêm rằng họ không mong đợi sự lặp lại của chương trình cải tạo khu ổ chuột trong giai đoạn 2015-2018 (dự án tái phát triển đô thị của Trung Quốc nhằm mục đích cải tạo hàng triệu ngôi nhà đổ nát để thúc đẩy đô thị hóa và cải thiện sinh kế). 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...