Google, Amazon và Facebook sẽ tuân theo các quy tắc thuế mới của G7

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết cả Amazon và Facebook sẽ tuân theo các đề xuất mới về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu do Nhóm G7 đề nghị vào 5/6.

Một tuyên bố chung của các bộ trưởng tài chính G7 vào 5/6 cho biết họ sẽ giải quyết việc trốn tránh thuế của "các doanh nghiệp đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất" một cách triệt để. Trong đó, G7 đồng ý với mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ít nhất là 15%. 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại cuộc họp G7.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại cuộc họp G7. 

Amazon có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn hầu hết các công ty công nghệ khác và các nước châu Âu đã lo ngại rằng họ sẽ có khả năng trốn được thuế bổ sung theo các đề xuất ban đầu của Mỹ đối với G7. 

Facebook hoan nghênh những tiến bộ mà Nhóm G7 đã đạt được về mức thuế tối thiểu và chấp nhận việc công ty sẽ phải trả thếu cao hơn, đại diện Facebook Nick Clegg cho biết. "Facebook từ lâu đã kêu gọi cải cách các quy tắc thuế toàn cầu và chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ quan trọng đạt được tại G7. Thỏa thuận hôm nay là bước quan trọng đầu tiên hướng tới sự chắc chắn cho doanh nghiệp và củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống thuế toàn cầu.”

Bên cạnh đó, Google cho biết họ hoàn toàn đồng tình với việc cập nhật các quy tắc thuế quốc tế. "Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ công việc đang được thực hiện để cập nhật các quy tắc thuế quốc tế", phát ngôn viên của Google, José Castañeda cho biết trong một tuyên bố gửi qua email. "Chúng tôi hy vọng các quốc gia tiếp tục làm việc cùng nhau để đảm bảo một thỏa thuận cân bằng và lâu bền sẽ sớm được hoàn thiện."

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...