Hai thái cực đối lập trong triển vọng kinh tế toàn cầu

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã phát hành báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế toàn cầu, nhấn mạnh sự kỳ vọng vào tăng trưởng mạnh mẽ ở Mỹ và Châu Á, trong khi Châu Âu vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn…

Hai thái cực đối lập trong triển vọng kinh tế toàn cầu

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây đã công bố báo cáo “Chief Economists outlook” về triển vọng kinh tế toàn cầu, khảo sát ý kiến của các nhà kinh tế hàng đầu từ cả khu vực công và tư nhân.

Theo báo cáo, 82% các nhà kinh tế trưởng đồng thuận rằng một số khu vực của nền kinh tế toàn cầu sẽ có sự cải thiện tốt trong năm 2024, đặc biệt là tại Mỹ và Châu Á. Hơn 2/3 trong số họ cũng kỳ vọng rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ được thúc đẩy đáng kể nhờ trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi công nghệ và chuyển đổi xanh.

Trước đó vào đầu năm, hơn một nửa các nhà kinh tế trưởng bày tỏ lo ngại về khả năng tình hình kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm nay nhưng tâm lý bi quan này đã được xoa dịu đáng kể ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và sự không chắc chắn về tình hình chính trị khu vực vẫn sẽ gây ra biến động cả trên thị trường và nền kinh tế nói chung, với 97% những người được khảo sát vẫn cho rằng địa chính trị sẽ là yếu tố chính làm tăng biến động kinh tế trên toàn thế giới vào năm 2024.

Ngoài ra, năm 2024 cũng cũng là một cột mốc quan trọng vì có rất nhiều cuộc bầu cử cấp cao được tổ chức, với gần 50% dân số toàn cầu tham gia bầu cử.

Bên cạnh những yếu tố nói trên, các nhà kinh tế cũng khuyến nghị doanh nghiệp nên xem xét kỹ lưỡng về sức khỏe tổng thể của nền kinh tế trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào. Theo 86% số người được hỏi, chính sách tiền tệ là yếu tố chính có khả năng tác động đến việc đưa ra quyết định của doanh nghiệp, trong khi con số tương tự cho rằng thị trường tài chính là một mối lo ngại.

“Báo cáo của WEF chỉ ra những dấu hiệu tích cực, nhưng còn mang tính dự kiến, về sự cải thiện của môi trường kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn có vô số những thách thức đang chực chờ phía trước. Nhiệm vụ quan trọng hiện nay là xây dựng các chính sách không chỉ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu mà còn tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững, toàn diện và kiên cường hơn”, Saadia Zahidi, giám đốc điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết trong tuyên bố.

Về dự báo tăng trưởng cho năm tới, Mỹ là quốc gia có triển vọng lạc quan nhất, với 97% các nhà kinh tế tin rằng nước này sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể. Khoảng 78% trong số người được hỏi cũng dự đoán lạm phát sẽ ở mức vừa phải hoặc thấp hơn vào năm 2024.

Tương tự, hầu hết các nền kinh tế châu Á cũng dự kiến hoạt động tốt, với 100% số người được hỏi kỳ vọng Nam Á sẽ có mức tăng trưởng tốt và 75% trong số đó cũng cho rằng lạm phát có thể giảm ở các khu vực này trong năm nay.

Đối với các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương, triển vọng thậm chí còn rạng rỡ hơn, với 100% người tham gia khảo sát đồng thuận về khả năng tăng trưởng mạnh mẽ và lạm phát giảm vào năm 2024. Tuy nhiên, chỉ 79% chuyên gia kinh tế trưởng cảm thấy rằng Trung Quốc có thể sẽ đạt mức tăng trưởng vừa phải trong năm nay, mặc dù tất cả đều cho rằng lạm phát sẽ đi xuống.

Ngược lại, triển vọng tại châu Âu vẫn khá mờ nhạt, khi chỉ có 31% các nhà kinh tế trưởng kỳ vọng rằng lục địa này sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng trong năm nay. Tuy nhiên, 82% số người được hỏi tin rằng lạm phát có thể sẽ tiếp tục giảm vào năm 2024.

Xem thêm

Kinh tế toàn cầu 2024: Kiên cường trước “sóng lớn”

Kinh tế toàn cầu 2024: Kiên cường trước “sóng lớn”

Khi thế giới tiến gần đến điểm giữa của giai đoạn phát triển được dự đoán là một thập kỷ chuyển đổi, nền kinh tế toàn cầu có thể vẫn phải đối mặt với vô số khó khăn vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng GDP nửa thập kỷ ghi nhận mức chậm nhất trong 30 năm…

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…