IMF: Bất chấp các rủi ro suy thoái, nền kinh tế toàn cầu vẫn chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu và cho biết nền kinh tế đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng khích lệ…

IMF: Bất chấp các rủi ro suy thoái, nền kinh tế toàn cầu vẫn chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc

Bất chấp các áp lực lạm phát và thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ, nền kinh tế toàn cầu vẫn chứng tỏ được khả năng phục hồi đáng kinh ngạc, theo một báo cáo của Quỹ Tiền tệ (IMF) cho thấy.

IMF đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng toàn cầu, hiện kỳ vọng ở mức 3,2% vào năm 2024, tăng khiêm tốn 0,1 điểm phần trăm so với báo cáo hồi tháng 1 và phù hợp với dự báo tăng trưởng năm 2023. Dự báo tăng trưởng cho năm 2025 cũng được đánh giá ở tốc độ tương đương.

Nhà kinh tế trưởng của IMF, ông Pierre-Olivier Gourinchas cho biết những phát hiện này cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới một cuộc “hạ cánh nhẹ nhàng” sau hàng loạt khủng hoảng kinh tế. Các rủi ro đối với triển vọng hiện được cân bằng một cách rộng rãi hơn.

“Bất chấp những dự đoán ảm đạm, nền kinh tế toàn cầu vẫn có khả năng phục hồi đáng kể, với tốc độ tăng trưởng ổn định và lạm phát chậm lại với tốc độ nhanh như khi nó tăng lên”, ông Gourinchas lưu ý.

Tăng trưởng dự kiến sẽ được dẫn dắt bởi các nền kinh tế tiên tiến, trong đó Mỹ hiện đã vượt quá xu hướng trước đại dịch Covid-19 và khu vực đồng Euro đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, báo cáo của IMF cũng cho biết triển vọng mờ mịt ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác cũng có thể ảnh hưởng đến các đối tác thương mại toàn cầu.

Trung Quốc, nền kinh tế vẫn còn suy yếu do thị trường bất động sản, được coi là một trong số hàng loạt rủi ro tiềm ẩn mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt.

Ngoài ra, lạm phát dai dẳng, lo ngại địa chính trị, căng thẳng thương mại, sự khác biệt trong lộ trình giảm phát giữa các nền kinh tế lớn và lãi suất cao trong thời gian dài cũng là những yếu tố rủi ro cần được theo dõi chặt chẽ.

Nhưng ngược lại, chính sách tài khóa nới lỏng hơn, lạm phát giảm dần và những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo được coi là động lực tăng trưởng tiềm năng cho kinh tế.

Thị trường toàn cầu hiện cũng đang tìm kiếm tín hiệu về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất. Một số nhà phân tích gần đây đã cảnh báo rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi suất khi mà lạm phát dai dẳng và căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đè nặng lên tâm lý kinh tế.

IMF cho biết, họ nhận thấy lạm phát toàn cầu giảm từ mức trung bình hàng năm là 6,8% vào 2023 xuống còn 5,9% vào năm 2024 và 4,5% vào năm 2025, trong đó các nền kinh tế tiên tiến quay trở lại mục tiêu lạm phát sớm hơn các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

“Khi nền kinh tế toàn cầu sắp “hạ cánh mềm”, ưu tiên ngắn hạn của các ngân hàng trung ương là đảm bảo lạm phát giảm xuống một cách suôn sẻ. Họ sẽ cân nhắc để không nới lỏng chính sách quá sớm nhưng cũng không trì hoãn quá lâu”, ông Pierre-Olivier Gourinchas nói thêm.

Đồng thời, theo ông Gourinchas, khi các ngân hàng trung ương có lập trường ít hạn chế hơn thì sẽ bước vào giai đoạn tập trung đổi mới thực hiện củng cố tài chính trung hạn để tạo lại dư địa cho việc điều động ngân sách và các khoản đầu tư ưu tiên, cũng như đảm bảo tính bền vững của nợ.

Bất chấp các dự báo triển vọng tươi sáng hơn, tăng trưởng toàn cầu vẫn ở mức thấp so với tiêu chuẩn lịch sử, một phần do tăng trưởng năng suất yếu và sự phân mảnh địa chính trị ngày càng gia tăng. Dự báo 5 năm của IMF ước tính tăng trưởng toàn cầu ở mức 3,1%, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...