Hàn Quốc phạt Google, Meta hàng triệu USD vì vi phạm luật bảo mật

Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân Hàn Quốc đã đưa ra khoản tiền phạt lên đến hàng tỷ won đối với Google và Meta vì các vi phạm quyền riêng tư người dùng.
Hàn Quốc phạt Google, Meta hàng triệu USD vì vi phạm luật bảo mật

Trong một tuyên bố chính thức, Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân Hàn Quốc (PIPC) cho biết họ đã phạt Google 69,2 tỷ won (50 triệu USD) và Meta 30,8 tỷ won (22 triệu USD).

Ủy ban giải thích, các công ty nêu trên đã không thông báo rõ ràng và chưa có được sự đồng ý của người dùng dịch vụ trước khi thu thập và phân tích thông tin hành vi khách hàng để sử dụng chúng cho các mục đích quảng cáo. 

Trả lời về vấn đề này, phát ngôn viên của Google cho biết: “Chúng tôi không đồng ý với các cáo buộc của PIPC và sẽ xem xét toàn bộ quyết định bằng văn bản sau khi nó được chia sẻ với chúng tôi”. 

“Google luôn thể hiện cam kết thực hiện các bản cập nhật liên tục nhằm mang lại cho người dùng quyền kiểm soát và tính minh bạch, đồng thời cung cấp các sản phẩm hữu ích nhất có thể. Chúng tôi vẫn cam kết hợp tác với PIPC để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng Hàn Quốc."

Về phía Meta, đại diện của công ty phản hồi rằng: “Mặc dù chúng tôi tôn trọng quyết định của ủy ban, nhưng chúng tôi tự tin rằng Meta luôn làm việc dựa trên pháp luật, đáp ứng đúng các quy trình theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Do đó, chúng tôi không đồng ý với quyết định của ủy ban và sẽ cởi mở với tất cả các lựa chọn bao gồm cả việc tìm kiếm phán quyết từ tòa án. "

Cũng vào 14/9, Google đã phải chịu thất bại lần thứ hai ở châu Âu trong vòng chưa đầy một năm khi tòa án cấp cao đồng ý với các cơ quan quản lý chống độc quyền của EU rằng Google đã lạm dụng sự thống trị của mình trên thị trường. Google đã phải trả khoản tiền phạt 2,42 tỷ euro (2,42 tỷ USD) vào năm ngoái về các vấn đề tương tự, mặc dù Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu đã giảm bớt số tiền phạt. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...