Meta đối mặt với 402 triệu USD tiền phạt vì cài đặt quyền riêng tư cho trẻ vị thành niên

Chế độ Cài đặt quyền riêng tư cho trẻ vị thành viên trên Instagram đã vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Châu Âu.
Meta đối mặt với 402 triệu USD tiền phạt vì cài đặt quyền riêng tư cho trẻ vị thành niên

Công ty Meta của tỷ phú công nghệ Mark Zuckerberg hiện đang bị Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland (DPC) phạt 405 triệu EUR (tương đương 402 triệu USD) về các cài đặt quyền riêng tư cho trẻ vị thành niên trên Instagram. Chính sách từ nền tảng mạng xã hội này đã vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Châu Âu, dẫn đến khoản tiền phạt lớn thứ hai trong lịch sử của Uỷ ban. Đây cũng là khoản tiền phạt lớn nhất mà Meta nhận được từ một cơ quan quản lý, cao hơn hẳn so với hai mức phạt từ các cơ quan quản lý khác mà nó đã từng hứng chịu. 

Về các chi tiết cụ thể, người phát ngôn của DPC giải thích rằng các vi phạm đến từ cài đặt quyền riêng tư dành riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên. Theo cuộc điều tra, địa chỉ email và số điện thoại của người dùng đã được hiển thị công khai và chính sách Instagram đặt mọi tài khoản mới ở chế độ công khai theo mặc định, bao gồm cả tài khoản của trẻ vị thành niên.

Đáp lại tin tức này, Meta đã đưa ra tuyên bố như sau: “Yêu cầu này tập trung vào các cài đặt cũ mà chúng tôi đã cập nhật hơn một năm trước và kể từ đó, chúng tôi đã phát hành nhiều tính năng mới để giúp giữ an toàn cho thanh thiếu niên và đặt thông tin của họ ở chế độ riêng tư. Bất kỳ ai dưới 18 tuổi đều sẽ thấy tài khoản của họ ở chế độ riêng tư khi họ tham gia Instagram, vì vậy chỉ những người họ biết mới có thể xem những gì họ đăng và người lớn không thể nhắn tin cho thanh thiếu niên nếu không ‘follow’. Chúng tôi đã tham gia đầy đủ với DPC trong suốt quá trình điều tra và chúng tôi đang xem xét cẩn thận quyết định cuối cùng của Uỷ ban.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...