Hãng giày Crocs đâm đơn kiện chuỗi cửa hàng giá rẻ Daiso

Daiso bị cáo buộc là đang kinh doanh các bản sao của đôi dép crocs trên khắp thế giới.
Hãng giày Crocs đâm đơn kiện chuỗi cửa hàng giá rẻ Daiso

Crocs đã gửi đơn khiếu nại chính thức lên Tòa án quận California (Mỹ) vào tháng trước với tuyên bố rằng nhà bán lẻ hàng giá rẻ Daiso của Nhật Bản đã tạo ra và bán các phiên bản nhái lại của những đôi dép crocs biểu tượng của hãng.

Crocs tuyên bố, sản phẩm của Daiso “rất giống với thiết kế nguyên bản của Crocs, nhưng lại sản xuất tại Trung Quốc và bán ‘phá giá’ trên thị trường từ 3 USD đến 3,50 USD”. Crocs cũng lưu ý rằng Daiso đã cố gắng “lợi dụng chất xám và kinh doanh dựa trên tài nguyên sáng tạo của Crocs”. 

Trong một tuyên bố từ công ty luật Arnold và Porter Kay Scholer, đại diện cho Crocs, cho biết: “Việc cố tình sao chép của Daiso nhằm mục đích gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng để tạo ra mối liên hệ giữa Crocs và Daiso; đồng thời hưởng lợi nhuận lớn từ các thiết kế sáng tạo của Crocs”. 

Động thái này của Crocs diễn ra sau khi một người dùng đã đăng tải trên Twitter về việc hiểu nhầm rằng họ có thể mua những chiếc dép Crocs giá rẻ tại Daiso. 

crocs

Daiso là một trong số 21 công ty được nhắc đến trong danh sách pháp lý của Crocs vì vi phạm bản quyền thiết kế đã đăng ký của thương hiệu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...