Hoa Kỳ, Anh Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán "thắt chặt" quan hệ thương mại

Các quan chức Hoa Kỳ và Anh Quốc đã bắt đầu hai ngày họp với mục tiêu tăng cường quan hệ thương mại, nhấn mạnh hợp tác xuyên Đại Tây Dương vào thời điểm các nước phương Tây đang gia tăng sức ép lên Nga về cuộc chiến ở Ukraine.
Hoa Kỳ, Anh Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán "thắt chặt" quan hệ thương mại

Các cuộc đàm phán tại thành phố cảng Baltimore đánh dấu một nỗ lực rộng lớn nhằm nâng cao giá trị của mối quan hệ thương mại song phương trị giá 260 tỷ USD, và các tranh chấp cụ thể sẽ được giải quyết riêng trong khi các cuộc đàm phán chính thức về một hiệp định thương mại tự do vẫn chưa được đề cập.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai cho biết hai đồng minh đã giải quyết các tranh chấp về trợ cấp máy bay và thuế dịch vụ kỹ thuật số trong năm qua và hiện đang hợp tác chặt chẽ trong các lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Thế giới rõ ràng luôn mong muốn hòa bình và an ninh, vì vậy việc tăng cường quan hệ kinh tế với các đồng minh thân cận nhất của chúng ta, như là Vương quốc Anh, chưa bao giờ quan trọng hơn,” bà Tai nói trước một phiên họp toàn thể với sự tham dự của hàng chục giám đốc điều hành và quan chức thương mại Hoa Kỳ và Anh.

Bà Tai cho biết các quan chức Hoa Kỳ và Anh sẽ làm việc để xác định các ưu tiên thương mại đôi bên và thúc đẩy “đổi mới cùng tăng trưởng kinh tế cho tất cả công dân ở cả hai bờ Đại Tây Dương”.

Các ưu tiên chính của Hoa Kỳ bao gồm hợp tác trong việc mở rộng bảo vệ quyền lao động và môi trường, phi hạt nhân hóa nền kinh tế của họ, thúc đẩy bình đẳng chủng tộc và giới tính, xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt hơn và khai thác các lợi ích “dân chủ hóa” của nền kinh tế kỹ thuật số, các quan chức Hoa Kỳ cho biết.

Bộ trưởng Thương mại Vương quốc Anh Anne-Marie Trevelyan sau đó nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và lao động rằng những cú sốc lớn trong những năm và tuần gần đây, liên quan rõ ràng đến đại dịch Covid-19 và cuộc chiến Nga - Ukraine, cho thấy “tính kiên cường, bển bỉ và những cách thức kinh doanh đổi mới là vô cùng quan trọng. Chủ nghĩa bảo hộ không phải là giải pháp”.

Bà Trevelyan cho biết Anh đang tìm cách “tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa về thương mại và đầu tư với Hoa Kỳ, bởi cả hai nước có lượng giao dịch với nhau nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới”.

Các lệnh trừng phạt và vấn đề thuế quan

Một quan chức Mỹ cho biết, sự phối hợp chặt chẽ về các biện pháp trừng phạt kinh tế, kiểm soát xuất khẩu và các biện pháp thương mại chống lại Nga cũng đã đưa Hoa Kỳ và châu Âu xích lại gần nhau hơn khi họ giải quyết những thách thức do các nền kinh tế phi thị trường như Trung Quốc đặt ra.

Cathy Feingold, người đứng đầu bộ phận quốc tế tại liên đoàn công đoàn lao động AFL-CIO, hoan nghênh những nỗ lực giúp người lao động có tiếng nói trong việc định hình các chính sách thương mại và chuyển đổi khỏi các chính sách thương mại dẫn đến “sự cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu”. 

Bà nói: “Các quốc gia của chúng ta phải liên kết trong việc đối phó với các nền kinh tế phi thị trường như Trung Quốc, Nga và Belarus. Bằng cách xây dựng một cách tiếp cận thống nhất, chúng ta có thể tạo ra các quy tắc toàn cầu một cách hiệu quả hơn nhằm tạo ra sự cạnh tranh công bằng và các tiêu chuẩn cao hơn cho người lao động và về môi trường”.

Hai bên đang “đạt được tiến triển tốt” trong các cuộc đàm phán riêng biệt về việc giải quyết tranh chấp về thuế quan thép và nhôm của Hoa Kỳ, một động thái giúp “dọn đường” cho các cuộc đàm phán rộng hơn trong tuần này, bà Trevelyan nói. Một quan chức khác của Vương quốc Anh cho biết những cuộc đàm phán đó đang diễn ra.

Washington đã nêu lên lo ngại về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Anh ngăn cản việc nhập khẩu thịt gà được xử lý bằng clo của Mỹ, nhưng sẽ giải quyết vấn đề đó một cách riêng biệt, một quan chức thứ hai tiết lộ.

Các cuộc họp trong tuần này không đánh dấu việc nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do chính thức được thực hiện dưới thời chính quyền TT Donald Trump trước đây đã bị đình chỉ sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, điều này khiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương cảm thấy “buồn bã”.

Duncan Edwards, giám đốc điều hành của British-American Business (Doanh nghiệp ANh - Mỹ), một nhóm thương mại xuyên Đại Tây Dương đại diện cho 450 công ty, hoan nghênh các cuộc họp và nói thêm, "Chúng tôi muốn được nối lại các cuộc thảo luận thực tế về hiệp định thương mại tự do."

Marjorie Chorlins, Phó chủ tịch cấp cao tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ, đồng ý với ý kiến trên và nhận xét, “Đáng lẽ chúng ta có thể khởi động lại các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Chúng ta đã qua 5 vòng bàn bạc và rất nhiều công việc đã được thực hiện. ”

Một đợt đàm phán mới sẽ được diễn ra vào cuối mùa xuân này tại Anh, nhưng địa điểm vẫn chưa được xác định, các quan chức cho biết.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…