Honda và Nissan có nguy cơ “hủy kèo” sáp nhập

Theo tờ Asahi Shimbun đưa tin, Honda và Nissan có thể hủy bỏ kế hoạch sáp nhập; một quyết định có thể đẩy Nissan vào tình trạng bất ổn hơn nữa…

CEO Nissan và CEO Honda cùng phát biểu trong cuộc họp báo chung về đàm phán sáp nhập
CEO Nissan và CEO Honda cùng phát biểu trong cuộc họp báo chung về đàm phán sáp nhập

Vào sáng 5/2, tờ Asahi Shimbun đưa tin, hai nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda và Nissan đang có nguy cơ hủy bỏ các cuộc đàm phán sáp nhập. Động thái này có thể đẩy Nissan – vốn đã gặp khó khăn – vào tình trạng bất ổn hơn nữa.

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi chưa từng có trong vòng một thế kỷ qua, nguyên nhân được cho là bởi sự trỗi dậy của các nhà sản xuất xe điện (EV) đã đặt ra câu hỏi về tương lai của các hãng xe truyền thống.

Vào năm ngoái, Honda - nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Nhật Bản và Nissan - nhà sản xuất lớn thứ ba đã đưa ra thông báo về việc đàm phán sáp nhập. Đây được đánh giá là một thay đổi mang tính bước ngoặt đối với ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Nếu thành công, thương vụ này sẽ tạo ra một liên minh ô tô lớn thứ ba thế giới tính theo doanh số, chỉ đứng sau Toyota và Volkswagen.

Ban đầu, họ dự kiến sẽ đưa ra quyết định về hướng đi của quá trình sáp nhập vào cuối tháng 1/2025, nhưng sau đó lùi thời hạn đến giữa tháng 2.

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, hội đồng quản trị của Nissan và Honda sẽ sớm có cuộc họp riêng để thảo luận về khả năng hủy bỏ đàm phán sáp nhập. Đối với Honda, quá trình đàm phán không đạt tiến triển như hãng kỳ vọng.

Giá trị vốn hóa thị trường của Honda hiện ở mức 47 tỷ USD, cao gần gấp năm lần so với Nissan. Honda từng đề xuất biến Nissan thành công ty con, nhưng Nissan đã kiên quyết phản đối.

Cuộc đàm phán cũng bị ảnh hưởng bởi những bất ổn liên quan đến các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các nhà phân tích cho rằng mức thuế bổ sung 25% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Mexico sẽ gây tổn hại lớn hơn cho Nissan so với Honda hay Toyota.

Nissan hiện đang phải đối mặt với vô số thách thức khi hãng vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng kéo dài kể từ đợt bắt giữ và sa thải cựu Chủ tịch Carlos Ghosn vào năm 2018.

Người phát ngôn của Nissan cho biết các cuộc thảo luận giữa hai bên vẫn đang diễn ra và sẽ có thông báo chính thức vào giữa tháng 2 đúng như kế hoạch. Trong khi đó, đại diện của Honda từ chối bình luận và chỉ cho biết hãng dự kiến đưa ra thông báo vào giữa tháng 2.

Renault, đối tác lâu năm của Nissan, trước đó tuyên bố họ sẵn sàng ủng hộ sáp nhập về mặt nguyên tắc. Hãng xe Pháp hiện nắm giữ 36% cổ phần của Nissan, trong đó có 18,7% thông qua một quỹ ủy thác.

Một số nguồn tin chia sẻ với Reuters vào tháng trước rằng Mitsubishi Motors – đối tác nhỏ hơn trong liên minh với Nissan – trước đây từng cân nhắc tham gia sáp nhập nhưng có thể sẽ không đi đến kết quả cuối cùng.

Xem thêm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...