Doanh số mỹ phẩm của P&G bị sụt giảm bởi “thủ phạm” không ngờ tới

Procter & Gamble mới đây cho biết doanh số bán hàng của nhãn hiệu chăm sóc da cao cấp SK-II đã giảm 34% tại khu vực Trung Quốc đại lục trong quý gần nhất - và họ đổ lỗi cho một “thủ phạm” mà không ai ngờ tới - vụ xả nước thải ra biển Nhật Bản…

Doanh số mỹ phẩm của P&G bị sụt giảm bởi “thủ phạm” không ngờ tới

Với mức giá thành cao và sự phụ thuộc vào kênh bán lẻ du lịch, thương hiệu SK-II có trụ sở tại Nhật Bản đã gặp khó khăn khi quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc - một trong những thị trường lớn nhất của hãng - chậm lại. Nhưng các giám đốc điều hành của tập đoàn mẹ Procter & Gamble (P&G) cũng chỉ ra một yếu tố khác góp phần khiến doanh số bán hàng sụt giảm trong quý tài chính thứ hai: đó là tâm lý “bài Nhật”.

Vào tháng 8/2023, Nhật Bản bắt đầu xả một lượng lớn nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nơi bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần hơn một thập kỷ trước. Nước thải được đổ ra Thái Bình Dương, dẫn đến phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng của Nhật Bản - như Hàn Quốc và cả Trung Quốc.

Trong khi Nhật Bản và cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc cho biết điều này là hoàn toàn an toàn nhưng Trung Quốc lại tỏ ra không tin tưởng và quyết định phản ứng bằng cách cấm tất cả hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản.

Người tiêu dùng Trung Quốc tiếp tục tẩy chay các thương hiệu Nhật Bản một cách gay gắt, trong đó bao gồm SK-II của P&G, vì lo ngại sản phẩm của họ sẽ bị nhiễm phóng xạ. P&G không phải là công ty duy nhất bị ảnh hưởng. Vào tháng 11 cùng năm, Shiseido - tập đoàn sở hữu các thương hiệu làm đẹp bao gồm Shiseido, Drunk Elephant và Nars, đã báo cáo sự sụt giảm doanh số ở Trung Quốc đối với các sản phẩm Nhật Bản. Vào thời điểm đó, cổ phiếu của Shiseido giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm.

P&G là một trong những tập đoàn đầu tiên đưa ra tuyên bố rằng sản phẩm của họ được sản xuất an toàn khi cố gắng xoa dịu nỗi lo sợ của người tiêu dùng.

Giám đốc điều hành Jon Moeller của P&G đã chủ động trấn an các nhà đầu tư rằng căng thẳng trước đây giữa Nhật Bản và Trung Quốc dù có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của SK-II nhưng thương hiệu này sẽ luôn phục hồi trở lại.

Theo đó, ông Moeller cũng nhiều thành viên hội đồng quản trị khác đã nhấn mạnh rằng doanh số bán hàng của SK-II đang dần phục hồi một cách tích cực.

Giám đốc tài chính Andre Schulten lưu ý trong cuộc gọi hội nghị thu nhập của công ty rằng: “Nghiên cứu về người tiêu dùng của chúng tôi cho thấy tình cảm đối với thương hiệu SK-II đang được cải thiện và chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy tình hình lạc quan hơn nữa trong năm nay”.

Hoạt động kinh doanh làm đẹp tổng thể của P&G báo cáo doanh thu không đổi trong quý.

Cổ phiếu của P&G đóng cửa tăng 4% vào phiên 23/1 sau khi công ty báo cáo thu nhập cao hơn ước tính của Phố Wall. Tuy nhiên, doanh thu hàng quý của nó không đạt được kỳ vọng.

P&G đã nâng mức tăng trưởng thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu cốt lõi trong năm tài chính 2024 từ khoảng 6 - 9% lên 8 - 9% so với EPS năm tài chính 2023. Triển vọng này tương đương với mức giá từ 6,37 USD đến 6,43 USD mỗi cổ phiếu.

P&G duy trì phạm vi dự kiến tăng trưởng doanh số bán hàng trong khoảng từ 2 đến 4%.

“Chúng tôi đã đạt được kết quả khả quan trong quý 2, cho phép chúng tôi nâng cao định hướng tăng trưởng EPS cốt lõi và duy trì triển vọng doanh thu tốt nhất cho năm tài chính”, Giám đốc điều hành Jon Moeller cho biết.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...