IKEA ra mắt dịch vụ 'Mua & Bán lại' nhằm thúc đẩy cuộc sống bền vững

Dịch vụ cho phép khách hàng trả lại đồ đạc mới qua sử dụng để đổi lấy điểm tín dụng của cửa hàng.
IKEA ra mắt dịch vụ 'Mua & Bán lại' nhằm thúc đẩy cuộc sống bền vững

IKEA đã khởi động một chương trình thử nghiệm cho dịch vụ “Mua & Bán lại” (Buy back & Resell) mới tại địa điểm Conshohocken ở Pennsylvania (Mỹ), dự kiến ​​sẽ chạy cho đến ngày 19/9. 

Dịch vụ mới mà IKEA dự kiến ​​sẽ cung cấp chính thức trên các thị trường được chọn của Hoa Kỳ, sẽ cho phép khách hàng ở Mỹ hoàn trả lại đồ nội thất đã lắp ráp hoàn chỉnh và mới sử dụng, để đổi lấy điểm tín dụng của cửa hàng.

Dịch vụ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong mục tiêu phát triển thành một bộ phận kinh doanh của IKEA vào năm 2030. Nhà bán lẻ đặt mục tiêu chỉ sử dụng các vật liệu tái tạo hoặc tái chế với các phương pháp tìm nguồn cung ứng mới để thiết kế và sản xuất tất cả các sản phẩm theo cách bền vững hơn.

Jennifer Keesson, Giám đốc Bền vững Quốc gia của IKEA Hoa Kỳ cho biết: “Tại IKEA, chúng tôi có mong muốn thúc đẩy cuộc sống bền vững trở nên dễ dàng và hợp túi tiền hơn, đồng thời muốn trở thành một phần của tương lai tốt đẹp hơn cho cả con người và hành tinh xanh”.

“Chúng tôi hy vọng dịch vụ Mua & Bán lại sẽ truyền cảm hứng và khuyến khích khách hàng hướng dến sống một cuộc sống bền vững hơn tại nhà, đồng thời mang đến cho đồ nội thất đã qua sử dụng một cuộc sống khác và một ngôi nhà thứ hai”.

Lưu ý đến sự an toàn, các sản phẩm bị thu hồi cũng như một số danh mục sản phẩm nhất định, sẽ không bao gồm trong dịch vụ Mua & Bán lại.

Hypbeast

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...