IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu dù Trung Quốc đang "hụt hơi"

Trong bản cập nhật mới nhất về Triển vọng kinh tế thế giới, IMF đã nâng dự đoán tăng trưởng toàn cầu năm 2023 lên mức 3%, cao hơn so với đánh giá vào tháng 4...
IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu dù Trung Quốc đang "hụt hơi"

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu, nhấn mạnh vào chuyển biến tích cực hơn mặc cho đà tăng trưởng chậm lại từ Trung Quốc.

Trong bản cập nhật mới nhất về Triển vọng kinh tế thế giới, IMF đã nâng dự đoán tăng trưởng toàn cầu năm 2023 thêm 0,2 điểm phần trăm lên 3%, tăng từ mức 2,8% trong đánh giá hồi tháng 4. IMF vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 ở mức 3%.

Về lạm phát, IMF kỳ vọng một sự cải thiện so với năm ngoái. Lạm phát toàn phần được dự đoán sẽ đạt 6,8% trong năm nay, giảm từ mức 8,7% của năm 2022. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản, loại bỏ các mặt hàng dễ biến động như năng lượng và thực phẩm, được cho là sẽ giảm chậm hơn, từ 6,5% trong năm ngoái xuống 6% vào năm nay. 

“Nền kinh tế toàn cầu đang tiếp tục phục hồi sau thời kỳ đại dịch cũng như "cú sốc" chiến sự Nga - Ukraine. Trong ngắn hạn, những dấu hiệu của sự tiến bộ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn còn che mờ bầu trời và còn quá sớm để chúng ta có thể ăn mừng”, ông Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, cho biết trong một bài đăng trên website IMF. 

Theo IMF, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - sẽ tăng trưởng 1,8% trong năm nay và 1% vào năm 2024. 

Nói sâu hơn về các thách thức, Quỹ Tiền tệ Quốc tế một lần nữa bày tỏ lo ngại về các điều kiện tín dụng thắt chặt, tiền tiết kiệm của các hộ gia đình ở Mỹ cạn kiệt và sự phục hồi kinh tế kém hơn dự kiến ở Trung Quốc. 

“Ở Mỹ, khoản tiết kiệm từ các hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch, vốn đã giúp các hộ gia đình vượt qua cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, đến nay gần như đã cạn kiệt. Còn tại Trung Quốc, sự phục hồi sau khi mở cửa trở lại đang có dấu hiệu mất đà trong bối cảnh có những quan ngại lớn về lĩnh vực bất động sản và tác động đối với nền kinh tế toàn cầu”, ông Gourinchas nói thêm.

tăng trưởng toàn cầu
Trung Quốc được dự đoán sẽ ghi nhận tổng sản phẩm quốc nội giảm từ 5,2% trong năm 2023

Trung Quốc được dự đoán sẽ ghi nhận tổng sản phẩm quốc nội giảm từ 5,2% trong năm 2023 xuống còn 4,5% vào năm 2024. Cụ thể trong báo cáo của mình, IMF nhấn mạnh rằng sự suy yếu trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc đang đè nặng lên hoạt động đầu tư, trong khi đó nhu cầu nước ngoài vẫn còn thấp và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên ngày càng tăng (ở mức 20,8% vào tháng 5/2023) cho thấy sự yếu kém của thị trường lao động. 

Các bình luận của IMF được đưa ra sau khi chứng khoán Trung Quốc chứng kiến một ngày giao dịch khởi sắc nhờ vào các nhận xét từ chính quyền trung ương cho thấy họ đang chuẩn bị nhiều biện pháp kích thích kinh tế và mở rộng nhu cầu trong nước hơn nữa. 

Tại châu Âu, trong số các nền kinh tế lớn thì Đức là nước duy nhất bị IMF cắt giảm kỳ vọng tăng trưởng trong năm nay. Quỹ dự đoán nền kinh tế Đức sẽ giảm 0,3% trong năm, tương đương mức giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4. Điều này là do sản lượng sản xuất yếu hơn và hiệu suất tăng trưởng thấp hơn trong quý đầu tiên của năm nay.

Theo một dữ liệu riêng biệt được công bố hôm 24/7 cho thấy, trên toàn khu vực đồng euro, hoạt động kinh doanh bị thu hẹp với tốc độ nhanh hơn dự đoán trong tháng 7. Riêng tại Đức, thống kê chỉ ra sự suy giảm ở tháng thứ ba liên tiếp trong sản xuất, với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2020.

“Đây là một khởi đầu tồi tệ trong quý thứ ba đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu, với chỉ số PMI nhanh chóng rơi vào lãnh thổ thu hẹp. Sự suy thoái tiếp tục được dẫn dắt bởi lĩnh vực sản xuất, trong khi tốc độ tăng trưởng chậm lại của lĩnh vực dịch vụ bắt đầu từ tháng trước đã kéo dài sang cả tháng 7”, ông Cyrus de la Rubia, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Hamburg nhận xét. 

Xem thêm

Kinh tế Đức bước vào thời kỳ suy thoái

Kinh tế Đức bước vào thời kỳ suy thoái

Dữ liệu từ Văn phòng thống kê Đức cho thấy kinh tế nước này đã suy giảm nhẹ trong quý 1/2023 so với quý liền trước. Theo đó, nước Đức bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái…

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...