Inditex đầu tư 238 triệu euro vào trụ sở mới của Zara

Zara tiếp tục mở rộng các cơ sở của mình tại Arteixo, Tây Ban Nha với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 200 triệu euro.
Inditex đầu tư 238 triệu euro vào trụ sở mới của Zara

Sau khi xây dựng văn phòng mới rộng 67.000 m2 cho Zara.com vào tháng 3 đầu năm trị giá 130 triệu euro, tập đoàn thời trang Inditex đang tiếp tục đầu tư thêm nhiều nguồn lực hơn nữa cho thương hiệu hàng đầu của mình.

Dự án tổng quát mới sẽ bắt đầu vào tháng Giêng năm 2022 với một toà nhà văn phòng dành riêng cho nhân viên kinh doanh và thiết kế của Zara. Cơ sở này được mở rộng trên diện tích 170.000 m2, sẽ nhận được khoảng đầu tư 238 triệu euro và dự kiến hoàn thành trong khoảng hai năm.

Được thiết kế bởi studio kiến ​​trúc Batlleroig, giống như các cơ sở khác của Inditex, tòa nhà Zara mới sẽ sở hữu “sự đơn giản của thiết kế, không gian rộng mở, hiệu quả năng lượng và tính bền vững,” như được nêu trong một thông cáo báo chí của tập đoàn. Cơ sở này được thiết kế để “nâng cao sự công tác xuyên suốt giữa các nhà thiết kế, nhà tạo mẫu và các chuyên gia bán hàng, dựa trên sự sáng tạo, trao đổi cởi mở và giao tiếp liền mạch,” Inditex nói thêm.

Tòa nhà được cho là có năm tầng, với hai tầng hầm để đậu xe. Tầng trệt sẽ là dành cho các cửa hàng thử nghiệm và văn phòng tạo mẫu rập (pattern-making); tầng một và tầng hai sẽ lần lượt được dành cho các bộ sưu tập nam và trẻ em, trong khi các bộ phận quần áo nữ của Zara sẽ chiếm tầng ba và bốn. Tất cả các tầng, sẽ có hai khu vực lớn dành cho những công việc yêu cầu kết nối nhiều bộ phận.

Trong 9 tháng đầu năm nay, Inditex đã đạt được mức tăng 37% trong doanh số bán hàng, lên 19,325 tỷ euro. Chỉ vài ngày trước khi trình bày báo cáo doanh thu mới nhất của mình, Inditex đã thông báo về việc bổ nhiệm ông Óscar García Maceiras vào vị trí Giám đốc điều hành. Và vào tháng 4 năm sau, bà Marta Ortega, con gái củanhà sáng lập Amancio, sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch không điều hành và ông Pablo Isla sẽ rời vị trí chủ tịch sau mười lăm năm làm việc tại Inditex.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...