Jollibee chi đậm 350 triệu đô thâu tóm The Coffee Bean & Tea Leaf

Tập đoàn chuỗi nhà hàng lớn nhất Philippines Jollibee Foods cho biết sẽ chi 350 triệu USD để thâu tóm Coffee Bean & Tea Leaf.
Jollibee chi đậm 350 triệu đô thâu tóm The Coffee Bean & Tea Leaf

Jollibee sẽ đầu tư 100 triệu USD vào 80% cổ phần một công ty ở Singapore để mua thương hiệu Coffee Bean & Tea Leaf. Phần 20% còn lại sẽ do Công ty cổ phần Quốc tế Việt Thái (Viet Thai International - đối tác Việt Nam của Jollibee) đăng ký mua lại. Jollibee cũng là tập đoàn mẹ sở hữu chuỗi 300 quán cà phê lớn nhất Việt Nam Highlands Coffee và hệ thống Phở 24.

Để hoàn tất thương vụ, Jollibee có thể phải chi thêm 250 triệu USD, một phần số tiền này sẽ để trả nợ cho Coffee Bean & Tea Leaf. Tổng giá trị thương vụ thâu tóm này có thể lên tới 350 triệu USD.

Mua lại Coffee Bean & Tea Leaf là thương vụ thâu tóm giá trị lớn nhất mà Jollibee đã thực hiện tính tới thời điểm này, theo sau là thương vụ mua lại chuỗi fastfood Mỹ Smashburger trị giá 210,25 triệu USD.

Mua lại Coffee Bean (trụ sở tại Los Angeles, Mỹ) sẽ mang về thêm 14% doanh thu toàn cầu cho Jollibee và mở rộng hệ thống cửa hàng thêm hơn 25%, Chủ tịch Jollibee Tony Tan Caktiong cho hay.

Coffee Bean & Tea Leaf có 1.189 cửa hàng, hoạt động tại Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông, trong đó Đông Nam Á là thị trường tăng trưởng nhanh nhất. 3/4 số cửa hàng là nhượng quyền. Năm 2018, chuỗi ghi nhận doanh thu 313 triệu USD, lỗ ròng 21 triệu USD.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...