Không muốn giống Mỹ, Trung Quốc ra luật mới để kiểm soát các ‘“Big Tech”?

Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường và Cục quản lý độc quyền Trung Quốc vừa lần đầu tiên phát hành một dự thảo các quy tắc về vấn đề chống cạnh tranh.
Không muốn giống Mỹ, Trung Quốc ra luật mới để kiểm soát các ‘“Big Tech”?

Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc chắc chắn đang nằm trong “tầm ngắm” của các cơ quan quản lý, những người đang cố gắng tìm cách tạo ra một bộ quy tắc chống độc quyền để có thể kiểm soát các công ty này. Nhiều chuyên gia nhận định, Bắc Kinh sẽ cần đảm bảo rằng các quy định mới phải cân bằng với chính mục tiêu của nước này trong việc trở thành người dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ toàn cầu. 

Giống như ở Mỹ, lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc đã và đang mở rộng hơn bao giờ hết, thông qua các con đường phần lớn không hề bị cản trở. Tuy nhiên ở một số khu vực, các cơ quan quản lý đã bắt đầu vào cuộc để đẩy mạnh những quy định mới trong ngành công nghiệp này. 

“Giống như Washington, Bắc Kinh có mối quan hệ yêu-ghét với các công ty công nghệ lớn của họ. Một mặt, những công ty này đại diện cho sự hiện đại hoá thành công của Trung Quốc cùng khả năng cạnh tranh toàn cầu. Nhưng mặt khác, Bắc Kinh từ lâu đã phải vật lộn với việc làm thế nào để đưa công nghệ lớn vào nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,” Kendra Schafer của công ty tư vấn Trivium, Anh nhận xét. 

Đầu tuần qua, Cục quản lý độc quyền của Trung Quốc đã công bố dự thảo những quy định, lần đầu tiên, xác định “những gì cấu thành cho hành vi chống cạnh tranh”. Dự thảo bao gồm hầu hết các khía cạnh như giá cả, phương thức thanh toán, dữ liệu người dùng… Đây là nỗ lực sâu rộng của Bắc Kinh để điều chỉnh những gì đang được coi là hành vi độc quyền của các “gã khổng lồ công nghệ”. 

Cơ quan hiện đang lấy ý kiến phản hồi của công chúng về các quy tắc mới cho đến hết ngày 30/11. 

Big tech từng khổ sở vì các quy định trước đây 

Ở Trung Quốc, các dịch vụ được cung cấp bởi các công ty công nghệ hàng đầu hiện đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống. Đơn cử ví dụ như: ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent có tới hơn 1 tỷ người sử dụng mỗi tháng. Và nó không đơn giản chỉ là một ứng dụng nhắn tin - người dùng có thể thanh toán các mặt hàng qua WeChat Pay, đặt vé tàu, máy bay cũng như mua sắm trực tiếp mà không cần thoát khỏi ứng dụng. Bên cạnh đó, Tencent cũng chiếm ưu thế lớn trong lĩnh vực game, được phần lớn giới trẻ đón nhận. Không chỉ WeChat, các ứng dụng như Alipay của Ant Group (thuộc tập đoàn Alibaba) cũng có lượng người dùng thường hàng tháng khá lớn. 

Vào thứ Tư (11/11), cổ phiếu của các công ty công nghệ Trung Quốc đột ngột lao dốc trước tin tức về dự thảo quy tắc chống độc quyền, với một thực tế mới là các công ty này sẽ đều có thể phải tuân theo quy định, tuỳ thuộc vào cách nó được thực thi. Bắc Kinh trước đây đã tìm nhiều cách để tiếp cận những khía cạnh của các doanh nghiệp như vậy trong quá khứ. 

Ví dụ: Vào đầu năm 2018, các cơ quan quản lý đã đóng băng việc phê duyệt trò chơi điện tử mới vì lo ngại chúng chứa quá nhiều chi tiết bạo lực và có thể khiến trẻ em gặp vấn đề về thị lực. Các trò chơi video game sẽ cần các cơ quan quản lý bật đèn xanh để được phát hành và kinh doanh thương mại ở Trung Quốc. Tencent đã từng bị ảnh hưởng rất lớn bởi động thái đó. 

Và gần đây nhất, đợt IPO lập kỷ lục thế giới của Ant Group tại Thượng Hải và Hồng Kông cũng đã bị đình chỉ. Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải cho biết Ant Group đã “báo cáo các vấn đề quan trọng như những thay đổi trong môi trường quản lý công nghệ tài chính”. Chỉ vài ngày trước đó, ngân hàng trung ương Trung Quốc và các cơ quan quản lý cũng ban hành quy tắc dự thảo mới về cho vay vi mô trực tuyến, và điều này có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Ant Group. 

Tuy nhiên, những điều luật chống độc quyền mới, được cho là sâu rộng hơn, có thể không dễ để thực hiện. 

“Tôi sẽ chỉ ra rằng các nhà quản lý ở phương Tây - nơi mà luật chống tín nhiệm vốn có lịch sử rất lâu đời - đã gặp khó khăn như thế nào trong việc tìm cách tạo ra luật lệ để hạn chế quyền lực độc quyền của Big Tech,” ông Brian Bandsma, giám đốc đầu tư quản lý tài sản của Vontobel Quality Growth chia sẻ với CNBC. 

“Các cơ quan quản lý Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức tương tự,” ông Bandsma cũng cho biết các doanh nghiệp này rất khó để xác định và kiểm soát thông qua các định nghĩa pháp lý truyền thống. 

Trước đó vào cuối tháng 10, tỷ phú Jack Ma đã đưa ra một số nhận xét có vẻ như hướng chỉ trích tới cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc. Đó được xem là một yếu tố có thể dẫn đến quyết định đình chỉ IPO của Ant Group và những quy tắc chống độc quyền mới nhất. “Việc mà mọi thông báo bỗng xuất hiện sau khi Jack Ma nói về các cơ quan quản lý tài chính, tôi không tin đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên,” ông Sam Radwan, CEO của công ty tư vấn quản lý Enhance International nhân xét. 

Các quy định mới sẽ ảnh hưởng đến những “gã khổng lồ công nghệ” Trung Quốc như thế nào? 

Alibaba, Tencent, Meituan, JD.com và Pinduouduo đều là những công ty có thể chịu ảnh hưởng bởi các quy định mới, theo một lưu ý gần đây từ Morgan Stanley. 

Tuy nhiên, việc đối phó với các quy định lại không phải là quá mới đối với những Big Tech của Trung Quốc, đặc biệt là trong một thị trường mà các quy tắc có thể có hiệu lực một cách bất ngờ và nhanh chóng. Ví dụ, Tencent đã xử lý các quy định khác nhau về ngành công nghiệp game.

Công ty fintech Lufax, gần đây đã niêm yết tại New York, từng là một công ty đầu tư, cho vay P2P lending lớn ở Trung Quốc, nhưng các quy định khắt khe hơn trong lĩnh vực này đã buộc công ty phải thu hẹp mô hình kinh doanh đó. Vào năm 2019, Lufax đã thoát khỏi “sự nghiệp” cho vay ngang hàng (P2P lending) và kể từ đó chuyển sang các hướng kinh doanh khác. “Các công ty này khá thành thạo trong việc xoay chuyển nhanh chóng khi cần phải thay đổi chiến lược kinh doanh trước những quy định mới từ chính phủ,” ông Kendra Schafer cho biết. 

“Có vẻ như Bắc Kinh quyết định thực hiện các hành động theo quy định, mọi việc sẽ diễn ra nhanh chóng và các công ty sẽ phải tuân thủ. Những động thái mới nhất được coi là một lời cảnh báo, và giống như chúng ta đã thấy ở Thung lũng Silicon của Mỹ, các công ty sẽ phản ứng trước quy định mới và cố gắng ngăn ngừa khả năng xuất hiện những quy định tiếp theo bằng cách chủ động giải quyết những lo ngại của các nhà quản lý.”

Tham vọng công nghệ toàn cầu của Trung Quốc

Trong vài năm qua, những công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang cố gắng mở rộng ra nước ngoài. Alibaba đã mua lại cổ phần kiểm soát của công ty thương mại điện tử Lazada có trụ sở tại Singapore vào năm 2016 để mở rộng sang phạm vị Đông Nam Á. Huawei cũng là một ví dụ khác. Trước khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được ban hành, Huawei đã có một số hoạt động kinh doanh thiết bị mạng và điện thoại di động quốc tế vô cùng thành công. 

Các công ty như Huawei là chìa khoá cho tham vọng trở thành siêu cường quốc công nghệ toàn cầu của Trung Quốc. Và trong việc điều tiết lĩnh vực công nghệ tại quốc gia tỷ dân, Bắc Kinh sẽ cần phải giữ được sự cân bằng mục tiêu đó. 

“Các cơ quan quản lý cũng sẽ phải cần thận, bởi các công ty lớn có quy mô để thu được lợi ích từ dữ liệu và cạnh tranh trên một sân chơi toàn cầu. Bản thân đó cũng là một mục tiêu khác mà Bắc Kinh đang mong muốn thúc đẩy.”

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Điểm danh top 5 tỷ phú USD trẻ tuổi tại Trung Quốc

Điểm danh top 5 tỷ phú USD trẻ tuổi tại Trung Quốc

Chỉ riêng trong năm nay, Trung Quốc đã sản sinh ra 60 tỷ phú trẻ dưới độ tuổi 40, tích luỹ được tổng tài sản lên đến hơn 223 tỷ USD. Sự gia tăng này phản ánh mức tăng trưởng lớn chưa từng có trong khối tài sản của các tỷ phú Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…