Không riêng Trung Quốc, chính sách thuế quan Trump 2.0 có thể "chọc giận" cả các đồng minh của Mỹ

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2024, ứng viên Đảng Cộng hoà Donald Trump đang dần có những thay đổi về quan điểm khi coi cả các quốc gia đồng minh của Mỹ tại châu Âu và châu Á là đối thủ về thương mại và mục tiêu áp thuế…

108039423-1727326691871-gettyimages-2174288439-bb1_5954_rrm3q8wv.jpeg

Ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump, người từ lâu đã luôn theo đuổi chính sách thương mại dựa trên thuế quan, dường như đang chuyển “tầm ngắm” sang một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ, thay vì chỉ tập trung vào Trung Quốc như trước đây.

CHIẾN LƯỢC THUẾ QUAN "DIỀU HÂU"

Phát biểu tại một sự kiện tranh cử ở Savannah (Georgia, Mỹ), ứng viên Đảng Cộng hòa cho biết ông sẽ tiếp tục xây dựng và mở rộng chính sách thuế quan từ nhiệm kỳ đầu tiên của mình, kèm theo đó là lời hứa giành lại lợi thế cạnh tranh cho nước Mỹ từ tay các quốc gia khác, dù cho họ là bạn hay thù.

Chiến dịch của ông Trump xem xét việc áp dụng mức thuế mới lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với tỷ lệ 60% hoặc thậm chí là cao hơn. Nhiều đồng minh của Mỹ cũng có thể trở thành mục tiêu mới trong chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump, khi ông "gộp" chung cả các đối tác châu Âu và châu Á vào cùng nhóm với đối thủ Trung Quốc.

"Bạn sẽ chứng kiến một làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Pennsylvania, từ Hàn Quốc sang North Carolina, và từ Đức sang Georgia”, ông Donald Trump nói trong bài phát biểu về kinh tế.

"Tôi muốn các công ty ô tô Đức trở thành công ty ô tô Mỹ, tôi muốn họ xây dựng nhà máy của mình ở đây”, ông Trump nói thêm.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, cựu Tổng thống Donald Trump đã áp đặt hàng tỷ USD thuế lên hàng hóa Trung Quốc như một phần trong nỗ lực cân bằng lại cán cân thương mại mà ông cho là không công bằng.

Đến nay, ứng viên Đảng Cộng hoà đề xuất một mức thuế toàn diện lên tới 20% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia.

Từng có phát biểu tương tự về chủ đề này tại buổi mít tinh ở Wisconsin hồi đầu tháng này, ông Trump tuyên bố: “Nhiều đồng minh đã hành xử không đúng đắn khiến nước Mỹ chịu thiệt hại về thương mại. Chúng ta sẽ không để điều đó tiếp tục xảy ra. Chúng ta cần trở thành một quốc gia thuế quan”. Những bình luận này lặp lại tuyên bố mà ông Trump đã đưa ra về Đài Loan hồi đầu năm nay khi ông cáo buộc khu vực này đã chiếm 100% công việc kinh doanh chip của Mỹ.

Đáng lo ngại rằng, một trong những quốc gia dễ bị “vạ lây” nhất là Nhật Bản, với nguy cơ chịu thuế lên đến 100% đối với một số dòng ô tô xuất khẩu sang Mỹ, theo ý kiến của một số chuyên gia. Chính trên chương trình "Squawk Box Asia" của CNBC hồi tháng 7, nhà báo kinh tế William Pesek đã nhắc tới các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và đặt ra câu hỏi về mức độ ảnh hưởng mà họ phải hứng chịu khi có quá nhiều sự bất định về những gì sẽ xảy ra trong 5 năm tới nếu ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ.

Theo nhận xét của ông Nick Marro, trưởng nhóm nghiên cứu thương mại toàn cầu tại Economist Intelligence, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã gây áp lực kinh tế và ngoại giao lên các đồng minh của Mỹ. Và những phát biểu gần đây cho thấy ông đang tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận đó.

THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU LIỆU CÓ "DẬY SÓNG"?

Nhà kinh tế học Stephen Roach từng cảnh báo, các mức thuế của ông Trump sẽ không chỉ “chọc giận” hàng loạt đối tác thương mại của Mỹ mà còn làm tăng chi phí hàng hóa đến tay người tiêu dùng và các nhà sản xuất nước này.

5d5d709b21214c05a131c166.jpeg

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia hàng đầu về thương mại quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) giải thích thêm rằng những nhà sản xuất Mỹ phụ thuộc vào nguyên liệu và linh kiện từ nước ngoài sẽ phải chịu “đòn giáng” kép. Khi đó chi phí đầu vào của họ sẽ cao hơn do thuế của ông Trump và sản phẩm xuất khẩu của họ sẽ đắt hơn do thuế quan trả đũa.

Tuy nhiên, ông Donald Trump vẫn khẳng định rằng các quốc gia khác sẽ phải gánh chịu chi phí chứ không phải người dân Mỹ. "Tôi sẽ không làm ảnh hưởng đến các bạn, tôi đang tăng thuế của Trung Quốc, tất cả các quốc gia ở châu Á và khắp thế giới, bao gồm cả Liên minh châu Âu, nơi đã nhiều năm được hưởng lợi miễn phí”, ông Trump nói tại buổi mít tinh ở Wisconsin.

Nhà phân tích Nick Marro nhấn mạnh, một trong những khía cạnh rủi ro nhất của chiến lược thuế quan này là các quốc gia khác sẽ không ngồi yên chịu đựng. Hành động trả đũa từ các đối tác thương mại của Mỹ - dù là thông qua các biện pháp thuế quan tương ứng hay các cách thức phi thuế quan khác - đều có nguy cơ để lại hậu quả khôn lường cho nước Mỹ.

Nhìn từ một góc độ vĩ mô hơn, những đề xuất thuế quan này đại diện cho sự đối nghịch rõ ràng giữa chính sách thương mại lâu đời và tư duy kinh tế truyền thống của Mỹ. Trái với ông Trump, chính quyền tổng thống đương nhiệm Joe Biden, khi ứng phó với Trung Quốc, lại dựa nhiều vào cách tiếp cận phối hợp với các đối tác có cùng chí hướng như Nhật Bản và Hà Lan để thực thi các hạn chế thương mại.

Mặc dù chính quyền Biden vẫn duy trì hầu hết các mức thuế quan từ thời ông Trump, hay thậm chí còn tăng thuế đối với các ngành công nghệ cao cụ thể, nhưng sự khác biệt giữa cách tiếp cận của hai bên về các biện pháp hạn chế thương mại như thể là búa tạ của Trump so với dao mổ của Biden/Harris.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hoài nghi được đặt ra về việc liệu có phải các đề xuất thuế của ông Donald Trump đơn thuần chỉ là lời đe doạ. Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC TV18, CEO JPMorgan & Chase, ông Jamie Dimon chia sẻ, một số cố vấn hàng đầu của ông Trump đã tiết lộ rằng các mức thuế đề xuất nhiều khả năng là một chiến thuật đàm phán để đạt được các thỏa thuận thương mại có lợi hơn thay vì là quyết định cuối cùng.

Bên cạnh các chính sách thuế quan đối với hàng nhập khẩu, ông Donald Trump còn hứa hẹn sẽ “phục hưng ngành sản xuất của Mỹ” thông qua việc cắt giảm thuế doanh nghiệp, tạo ra các khu kinh tế đặc biệt với thuế thấp và tín dụng thuế để “mời gọi” các công ty chuyển sản xuất về Mỹ.

“Động thái này có thể thu hút một số ngành sản xuất quay trở lại Mỹ, đặc biệt là các ngành nhạy cảm hơn với rào cản thương mại”, giáo sư Stephen Weymouth từ Đại học Georgetown lưu ý.

Tuy nhiên, những kế hoạch này chưa chắc đã có khả năng mang lại sự thay đổi toàn diện cho các ngành công nghiệp, do sự phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu và chi phí lao động cao ở Mỹ.

Xem thêm

Nhóm cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi nếu ông Trump tái đắc cử?

Nhóm cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi nếu ông Trump tái đắc cử?

Trong năm đầu tiên ông Trump đắc cử, VN-Index tăng 58%, 2 năm sau đó tăng 46% và cuối nhiệm kỳ của ông Trump thì đại dịch Covid-19 bùng phát nhưng tổng kết sau 4 năm, VN-Index vẫn tăng 65%. Các ngành ngân hàng, dầu khí và công nghiệp đồng loạt ghi nhận kết quả khởi sắc…

"Donald Trump 2.0" sẽ như thế nào?

"Donald Trump 2.0" sẽ như thế nào?

Mỗi cuộc bầu cử đều được coi là bước ngoặt của Hoa Kỳ, đặc biệt là với viễn cảnh của “Trump 2.0”. Những người ủng hộ ông Trump hy vọng vào một cuộc cách mạng. Nhưng với phần lớn các quốc gia và phần còn lại của thế giới, “Trump 2.0” lại có thể là một rủi ro đáng báo động...

“Kinh tế Biden” hay “kinh tế Trump” sẽ tốt hơn cho người dân Mỹ?

“Kinh tế Biden” hay “kinh tế Trump” sẽ tốt hơn cho người dân Mỹ?

Kinh tế hiện là mối quan tâm hàng đầu của người dân Mỹ khi họ theo dõi cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa ứng cử viên Joe Biden và Donald Trump. Trong đó, 8 lĩnh vực kinh tế chính là trọng tâm của cuộc thảo luận, những khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân…

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...