Khủng hoảng Myanmar: Báo tử "nhà may" của thế giới

Hai năm sau khi mở xưởng may ở Myanmar, Li Dongliang đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa và sa thải 800 công nhân của mình.
Khủng hoảng Myanmar: Báo tử "nhà may" của thế giới

Công việc kinh doanh đã gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19, nhưng sau cuộc đảo chính ngày 1/2 gây ra các cuộc biểu tình hàng loạt ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, khiến ông Li Dongliang - chủ nhà máy người Trung Quốc, phải tính đến chuyện đóng cửa. “Chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ nhà máy Myanmar nếu không có đơn đặt hàng mới trong vài tháng tới,” ông Li nói thêm rằng nhà máy của ông trong thời gian qua chỉ hoạt động khoảng 20% ​​công suất cho các đơn hàng cũ và cắt giảm 400 nhân viên. 

Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, câu chuyện của ông Li đại diện cho tình hình hiện nay của một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với nền kinh tế Myanmar, chiếm một phần ba kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho hơn 700.000 lao động có thu nhập thấp.

Ông Li cho biết ông và nhiều đồng nghiệp đang cân nhắc chuyển sang các trung tâm may mặc giá rẻ khác như Trung Quốc, Campuchia hoặc Việt Nam, vì các thương hiệu thời trang lớn như H&M và Primark đã ngừng giao dịch với Myanmar vì cuộc đảo chính.

Các công dân Trung Quốc như ông Li thành lập và điều hành gần một phần ba trong số 600 nhà máy may mặc của Myanmar, theo Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Myanmar, cho đến nay là nhóm nhà đầu tư lớn nhất.

Khin May Htway, đối tác quản lý của MyanWei Consulting Group - công ty tư vấn cho các nhà đầu tư Trung Quốc tại Myanmar, tiết lộ: “Có ít nhất hai nhà máy may mặc khác do Trung Quốc sở hữu ở Myanmar, sử dụng tổng cộng 3.000 công nhân, đã quyết định đóng cửa”. 

Đầu tư nước ngoài vào hàng may mặc tăng mạnh ở Myanmar trong thập kỷ qua khi nước này cải cách kinh tế, thúc đẩy thỏa thuận thương mại và thoát khỏi các lệnh trừng phạt của phương Tây, giúp Myanmar thiết lập được vị trí là một trung tâm sản xuất tại châu Á. 

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, các lô hàng may mặc của Myanmar đã tăng từ dưới 1 tỷ USD vào năm 2011 - khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu, lên hơn 6,5 tỷ USD vào năm 2019, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới rơi vào suy thoái và làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng, dẫn đến hàng chục nghìn công việc tại các nhà máy may mặc ở Myanmar bị ảnh hưởng. Sau đó cuộc đảo chính xảy ra.

 Nhiều công nhân may mặc tham gia các cuộc biểu tình hoặc đơn giản là không thể đi làm khi đường phố trở thành chiến trường. Các chủ sở hữu nhà máy cho biết, tình trạng hỗn loạn làm ách tắc hệ thống ngân hàng và gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa ra vào trong nước.

Nhiều thương hiệu thời trang châu Âu và Mỹ vào tháng trước đã đưa ra tuyên bố rằng họ sẽ bảo vệ việc làm và tôn trọng các cam kết ở Myanmar. Tuy nhiên, một số thương hiệu lớn gần đây đã phải tạm dừng đơn đặt hàng, bao gồm H&M, Next, Primark, và Benetton. 

Next cho biết họ sẽ chia các đơn hàng trước đây từ Myanmar tới Bangladesh, Campuchia và Trung Quốc, trong khi Benetton sẽ chủ yếu chuyển hoạt động kinh doanh sang Trung Quốc. H&M và Primark chưa bình luận về việc họ sẽ phân phối lại đơn đặt hàng như thế nào.

Tại Việt Nam, chủ sở hữu nhà máy may mặc Ravi Chunilal nói với Reuters rằng nhà máy của ông đang bắt đầu có thêm nhiều hoạt động kinh doanh từ những người mua châu Âu chuyển hướng khỏi Myanmar. 

Peter McAllister của Ethical Trade Initiative, một tổ chức về quyền lao động nhận xét: “Họ không muốn từ bỏ Myanmar... nhưng họ đang rơi vào tình thế bắt buộc.” Ông McAllister cũng dự đoán lĩnh vực may mặc của Myanmar sẽ rất khó phục hồi nếu các nhà đầu tư Trung Quốc rời đi.

Các nhóm nhân quyền quốc tế đã nhiều lần đưa ra lo ngại về tình trạng bóc lột lao động trong lĩnh vực may mặc của Myanmar, nơi chủ yếu là lao động nữ, chỉ kiếm được ít nhất là 4.800 kyat (3,4 USD) một ngày, mức thấp nhất trong khu vực. Nhưng nó cũng đã giúp nhiều người thoát khỏi cảnh nghèo đói, khi công nhân di cư từ các vùng nông thôn đến các nhà máy và có thể gửi tiền về nuôi gia đình. 

Khin Maung Aye, giám đốc điều hành của nhà máy sản xuất hàng may mặc Lat War, với 3.500 lao động, nói rằng lĩnh vực này sẽ đối mặt với sự sụp đổ nếu quân đội không khôi phục lại một chính phủ được bầu cử dân chủ. “Tình hình hiện nay sẽ dẫn đến kết quả khủng khiếp", đồng thời cho biết thêm rằng nhà máy của ông cũng đang “sống sót” nhờ các đơn đặt hàng trước cuộc đảo chính nhưng sợ rằng trong mùa tới sẽ khó có thể tiếp tục. 

Thin Thin, một công nhân may mặc 21 tuổi, cho biết gia đình 5 người của cô sống dựa vào khoản tiền hàng tháng 8.600 kyat (59 USD) mà nhà máy trợ cấp cho nhân viên khi họ đóng cửa vì cuộc đảo chính. “Tôi cảm thấy cực kỳ sợ hãi... Chúng tôi không còn gì để mang đi thế chấp. Thậm chí nhà tôi còn phải đi vay nặng lãi”. 

Hoa Kỳ, quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quân đội Myanmar, vào cuối tháng trước đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại với Myanmar. Steve Lamar, chủ tịch của Hiệp hội Giày & Quần áo Hoa Kỳ, đại diện cho hơn 1.000 thương hiệu thời trang, cho biết điều đó có thể “báo trước sự gián đoạn trong tương lai” cho ngành hàng may mặc của Myanmar.

Nhưng một số công đoàn đại diện cho công nhân may mặc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn để gây sức ép đối với quân đội, mặc dù điều đó có thể gây tổn hại thêm cho ngành công nghiệp của họ. Myo Myo Aye, người sáng lập Tổ chức Công đoàn Đoàn kết Myanmar, cho biết: “Tôi chấp nhận việc các đơn đặt hàng bị chuyển đi. Người lao động sẽ gặp khó khăn và vất vả vì không có việc làm. Dù vậy, nhưng chúng tôi sẽ nhất định không chấp nhận chế độ quân đội hiện nay.” 

Xem thêm

Video xung đột giữa những người biểu tình và an ninh Myanmar

Video xung đột giữa những người biểu tình và an ninh Myanmar

Cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Myanmar đẩy cả đất nước này vào một vòng xoáy bạo lực dường như sẽ không sớm kết thúc. Các video và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát nổ súng và bắn đạn hơi cay vào đám đông.

Có thể bạn quan tâm

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?