Kinh tế Châu Á được kỳ vọng sẽ dẫn đầu thế giới trong những thập kỷ tới

Theo dự báo kinh tế của Goldman Sachs, cán cân GDP thế giới sẽ nghiêng dần sang khu vực châu Á trong vòng 2 -3 thập kỷ tới…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
15-nen-kinh-te.jpg

Theo một báo cáo gần đây của Goldman Sachs, cán cân quyền lực kinh tế thế giới được dự đoán sẽ thay đổi đáng kể trong những thập kỷ tới.

Biểu đồ trên cung cấp cái nhìn tổng quan về lịch sử và dự đoán về 15 nền kinh tế hàng đầu thế giới ở một số mốc quan trọng: 1980, 2000, 2022 và các dự đoán của Goldman Sachs cho năm 2050 và 2075.

Dự đoán cho năm 2050

Thống kê dưới đây cho thấy các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới vào năm 2050. Tất cả các số liệu thể hiện dự báo GDP thực, dựa trên USD năm 2021.

15-nen-kinh-te-2050.jpg

Một chủ đề chính trong nhiều thập kỷ qua là sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của Trung Quốc và Ấn Độ. Ví dụ, từ năm 2000 đến năm 2022, Ấn Độ đã tăng tám bậc để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm, vượt qua Anh và Pháp.

Đến năm 2050, Goldman Sachs tin rằng trọng lượng của GDP toàn cầu sẽ chuyển dịch nhiều hơn về phía châu Á. Mặc dù điều này một phần là do sự vượt trội trong hoạt động kinh tế tại châu Á, nhưng cũng là bởi các quốc gia BRICS hoạt động kém hiệu quả.

Đáng chú ý, Indonesia được kỳ vọng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2050, vượt qua cả Brazil và Nga để trở thành thị trường mới nổi lớn nhất. Indonesia là quốc gia có dân số lớn thứ 4 thế giới, hiện ghi nhận mức 277 triệu người.

Những nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2075

Danh sách thống kê dưới đây bao gồm các số liệu cơ bản cho năm 2075. Một lần nữa, các số liệu thể hiện các dự báo GDP thực, dựa trên USD năm 2021.

15-nen-kinh-te-2075.jpg

Dự báo xa hơn đến năm 2075 cho thấy một trật tự thế giới khác hẳn, với Nigeria, Pakistan và Ai Cập lọt vào Top 10. Một vấn đề được cân nhắc chính trong các ước tính này là tốc độ tăng trưởng dân số nhanh chóng, điều này sẽ dẫn đến một lực lượng lao động khổng lồ ở cả ba quốc gia nêu trên.

Trong khi đó, các nền kinh tế châu Âu sẽ tiếp tục trượt dài trong bảng xếp hạng. Đức, từng là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sẽ đứng ở vị trí thứ chín sau Brazil.

Một yếu tố khác cần lưu ý rằng, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ dự kiến sẽ có mức GDP tương đồng vào thời điểm này, cho thấy sức mạnh kinh tế là tương đương nhau. Từ đó, cách thức các quốc gia này lựa chọn để tương tác với nhau sẽ có khả năng định hình bối cảnh kinh tế toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm