Làn sóng hàng giá rẻ khuấy động ngành vận tải hàng không toàn cầu

Sự phát triển nhanh chóng của các nhà bán lẻ thương mại điện tử giá rẻ như Shein và Temu đang thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành vận tải hàng không toàn cầu, với các hệ thống hậu cần ngày càng được mở rộng và thời gian vận chuyển nhanh chóng đang là điểm cộng lớn để thu hút khách hàng…

Làn sóng hàng giá rẻ khuấy động ngành vận tải hàng không toàn cầu

Kể từ 2023, các nền tảng mua sắm trực tuyến của Trung Quốc như Shein, Temu và TikTok Shop liên tiếp mở rộng mạng lưới ở Mỹ và quốc tế, vận chuyển phần lớn sản phẩm của họ trực tiếp từ các nhà máy Trung Quốc đến tay người mua hàng nước ngoài thông qua đường hàng không.

Và trên thực tế, hoạt động bùng nổ của cả 3 nền tảng nói trên đang đẩy chi phí vận tải hàng không từ các trung tâm sản xuất châu Á như Quảng Châu và Hồng Kông lên mức cao và gây thiếu hụt nguồn nhân lực.

Basile Ricard, giám đốc phụ trách khu vực Trung Quốc đại lục của công ty giao nhận vận tải Bollore Logistics cho biết: “Xu hướng lớn nhất ảnh hưởng đến vận tải hàng không hiện nay không phải là Biển Đỏ, mà là các công ty thương mại điện tử Trung Quốc như Shein hay Temu”.

Theo dữ liệu do Cargo Facts Consulting tổng hợp, Temu vận chuyển khoảng 4.000 tấn sản phẩm mỗi ngày, Shein 5.000 tấn, Alibaba.com 1.000 tấn và TikTok 800 tấn. Con số này tương đương với khoảng 108 chuyên cơ vận tải Boeing 777 mỗi ngày. Tại Mỹ, Shein và Temu có tổng lượng giao hàng lên tới 600.000 đơn mỗi ngày, theo báo cáo tháng 6/2023 của Quốc hội nước này.

Được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ đối với quần áo giá rẻ 5-10 USD (~130-240 nghìn đồng), chỉ riêng Shein đã chiếm 1/5 thị trường thời trang nhanh toàn cầu, tính theo doanh số bán hàng, và thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thương mại điện tử Trung Quốc, theo Nghiên cứu Coresight.

Theo công ty truyền thông vận tải xuyên biên giới Baixiao.com, thời trang nhanh hiện chiếm một nửa tổng số lô hàng thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc và chiếm khoảng 1/3 số máy bay chở hàng đường dài toàn cầu. Một số nguồn tin lưu ý, nhu cầu vận chuyển hàng không cho mặt hàng thời trang nhanh bắt đầu tăng đáng kể kể từ 2021.

“Tầm ảnh hưởng của những gã khổng lồ thương mại điện tử mới của Trung Quốc mang tính chất thay đổi cuộc chơi. Họ đang nổi lên như những động lực quan trọng nhất trong ngành”, ông Niall van de Wouw, giám đốc nền tảng đánh giá cước vận tải hàng không và đường biển Xeneta nhấn mạnh.

chart-eikon-6556.jpg
Shein chiếm tới gần 1/5 thị trường bán lẻ thời trang nhanh

Sự tăng trưởng của Shein và Temu đang dần “xâm chiếm” không gian của các ngành công nghiệp khác trên chuyến bay vận chuyển, nhất là khi tất cả các công ty toàn cầu đều đang tìm kiếm các lựa chọn hậu cần thay thế do sự gián đoạn ở Biển Đỏ. “Khi cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez xảy ra, còn chẳng có đủ dung tích vận chuyển để mua bởi thương mại điện tử đã chiếm hết chỗ”, một giám đốc điều hành trong ngành vận tải tiết lộ.

Một nguồn tin hậu cần của Đức cho biết ngay cả các công ty công nghệ lớn như Apple cũng chỉ mở trạm vận chuyển mới tối đa 1.000 tấn mỗi ngày; và nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng từ thời trang nhanh có thể đẩy các khách hàng truyền thống dài hạn ra đi khi tranh giành dung tích.

Marc Schlossberg, phó chủ tịch điều hành Vận tải hàng không tại Unique Logistics, cho biết: “Như thông tin chúng tôi có được, Temu đang tìm cách thuê 12 chuyên cơ chở hàng thân rộng. Họ đang lùng sục khắp thị trường để tìm bất kỳ đơn vị nào có thể đáp ứng được. Chúng tôi thậm chí còn nhận được yêu cầu từ ngay trang web của mình”.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trong ngành cho rằng mô hình thương mại điện tử vận chuyển qua đường hàng không là không bền vững, xét từ quan điểm lợi nhuận hay môi trường. Ông Niall van de Wouw chia sẻ thêm rằng các thương hiệu thời trang nhanh đang gây ra sự mất cân bằng thương mại trên thế giới, với một lượng lớn hàng hóa lớn xuất khỏi Trung Quốc nhưng khối lượng hàng hóa nhập về lại thấp hơn rất nhiều.

Động lực tăng trưởng của thương mại điện tử đã được ghi nhận rõ ràng, đặc biệt là vào năm 2021, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn nhất cho hàng hóa thương mại điện tử, tạo ra gần 50% giao dịch toàn cầu với doanh thu 1,5 nghìn tỷ USD, Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế Mỹ xác nhận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…