Làn sóng tỷ phú tự thân bùng nổ ở Hàn Quốc

Hàn Quốc đang chứng kiến một làn sóng tỷ phú tự thân mới. Thậm chí, giới tỷ phú mới nổi này còn được dự báo vượt qua các "chaebol" trên bảng xếp hạng người giàu của quốc gia này.

Theo Bloomberg mới đây đưa tin, Brian Kim - nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin Kakao Corp đã trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản 13 tỷ USD. Ông Kim cũng soán ngôi vương của "Thái tử Samsung" Lee Jae-yong (11,9 tỷ USD), đẩy ông Lee xuống vị trí thứ hai.

Tỉ phú Brian Kim - người sáng lập và chủ tịch hội đồng quản trị của Kakao. Ảnh: The Korea Herald.
Tỉ phú Brian Kim - người sáng lập và chủ tịch hội đồng quản trị của Kakao. Ảnh: The Korea Herald.

Không chủ có ông Kim, Seo Jung-jin - nhà sáng lập công ty sinh học Celltrion cũng chính thức trở thành tỷ phú tự thân của Hàn Quốc khi sở hữu 10 tỷ USD. Danh sách các tỷ phú mới nổi còn có Chang Byung-gyu, ông chủ hãng game Krafton, và Bom Kim, nhà sáng lập sàn thương mại điện tử Coupang.

Tỷ phú Chang Byung-gyu. Ảnh: 24htech.
Tỷ phú Chang Byung-gyu. Ảnh: 24htech.

Việc bảng xếp hạng tỷ phú Hàn Quốc có sự xuất hiện của các tỷ phú tự thân đang cho thấy, nền kinh tế 1.600 tỷ USD đang có sự chuyển đổi lớn, ngày càng giảm sự phụ thuộc vào các tập đoàn gia đình (chaebol). Đây là một dấu hiệu tích cực chứng minh, giới trẻ Hàn Quốc có thể thành công một cách độc lập thay vì chỉ nhận tài sản thừa kế như trước đây. 

Giới quan sát còn cho rằng, trong thời gian tới, Hàn Quốc sẽ còn chứng kiến sự xuất hiện của nhiều tỷ phú tự thân hơn nữa. Dịch Covid-19 thúc đẩy dữ dội nhu cầu trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, giải trí, công nghệ sinh học, các nhà đầu tư ồ ạt đổ hàng tỷ USD vào hàng loạt startup. Đây vốn được coi là cái nôi sinh ra các tỷ phú công nghệ. 

Thống kê của chính phủ Hàn Quốc cho thấy trong nửa đầu năm nay, đầu tư mạo hiểm ở nước này đạt 2,7 tỷ USD, con số 6 tháng cao nhất từ trước đến nay.

www.bloomberg.com

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...