Logo X bị gỡ khỏi tòa nhà Twitter

Sau những tranh cãi ở San Francisco, logo X được cho là tự nguyện tháo dỡ...

Logo X bị gỡ khỏi tòa nhà Twitter
Logo X bị gỡ khỏi tòa nhà Twitter

Logo chữ X khổng lồ, phát sáng không còn nằm phía trên tòa nhà cao tầng ở thành phố San Francisco (Mỹ), nơi đặt trụ sở công ty X của Elon Musk.

Sở Xây dựng thành phố San Francisco đã ghi nhận 24 khiếu nại sau một ngày cuối tuần về chữ X này. Cụ thể, những người hàng xóm quanh tòa nhà Twitter phàn nàn về việc bị ánh sáng của logo X chiếu vào nhà. Điều này khiến họ rất phiền.

Người dân địa phương cuối tuần qua đã quay video về chữ X khổng lồ phát sáng và nhấp nháy, với một số người chỉ trích ánh sáng làm phiền họ.

Người dùng X @itsmefrenchy123 viết rằng: "Rất dễ nổi cáu vì logo sáng màu này giống đang như đặt ngay trước cửa phòng ngủ bạn".

z4564939382633_80103fe66b72594567b826bc65cd63e3.jpg
Logo X phát sáng chói khiến người dân quanh khu vực khó chịu

Động thái này diễn ra sau một bài đăng từ Elon Musk thông báo công ty X sẽ ở lại San Francisco bất chấp điều mà ông gọi là "vòng xoáy diệt vong" gần đây của thành phố, khi hết công ty này đến công ty khác rời đi. Elon Musk mua lại Twitter vào tháng 10/2022 với giá 44 tỷ USD.

Tỷ phú này viết: “Nhiều người đã đưa ra những đề nghị hấp dẫn để X (trước đây là Twitter) chuyển trụ sở chính khỏi San Francisco. Thành phố này đang dần sụp đổ vì hết công ty này đến công ty khác đã hoặc đang rời đi. Do đó, họ kỳ vọng là X cũng sẽ chuyển đi. Nhưng chúng tôi không đi đâu ”.

Tuy nhiên, logo X khổng lồ đã không hiện diện lâu trên trụ sở công ty. Nó được cho là tự nguyện tháo dỡ bởi công ty chủ quản. "Sáng nay, các thanh tra tòa nhà đã chứng kiến việc tháo dỡ chữ X này. Chủ sở hữu bất động sản sẽ bị đánh giá các khoản phí cho việc lắp đặt cấu trúc có ánh sáng mà không được phép", người phát ngôn từ Sở Xây dựng San Francisco phản hồi.

Cuối tuần qua, một thanh tra Sở Xây dựng San Francisco cho biết đại diện công ty X hai lần từ chối quyền tiếp cận mái nhà với các quan chức thành phố đang tìm cách kiểm tra logo. Theo vị thanh tra này, một đại diện X nói logo chỉ được lắp đặt tạm thời.

Việc X ở lại San Francisco được coi là một dấu hiệu tốt cho thành phố, vốn đang phải vật lộn để phục hồi sau những tổn thất về du lịch và kinh doanh trong suốt thời kỳ đại dịch.

Tại khu vực trung tâm San Francisco xảy ra tình trạng cắt giảm việc làm trong lĩnh vực công nghệ, các nhà bán lẻ lớn ra đi hàng loạt và các công ty du lịch đua nhau giảm giá tour. Giao thông giảm tải khi nhiều người làm việc tại nhà hơn, trong khi tội phạm gia tăng và tình trạng vô gia cư đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh San Francisco.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...