Mango đầu tư 35 triệu euro mở rộng trung tâm hậu cần ở Tây Ban Nha

Thương hiệu thời trang Tây Ban Nha Mango đã khởi động dự án mở rộng 90.000m2 tại trung tâm hậu cần ở Lliçà d’Amunt, Barcelona với vốn đầu tư 35 triệu euro (42,4 triệu USD).

Mango có kế hoạch đưa tòa nhà mới tại trung tâm đi vào hoạt động vào nửa cuối năm 2022 và sẽ đạt công suất đa kênh đầy đủ vào năm 2023, thương hiệu cho biết trong một thông cáo báo chí. Các cơ sở mới sẽ được thiết kế để quản lý dịch vụ hậu cần đang mở rộng và hỗ trợ các đơn vị kinh doanh mới của công ty.

“Việc duy trì đầu tư vào các dự án chiến lược sẽ cho phép chúng tôi dự đoán nhu cầu trong tương lai và việc trở nên cạnh tranh hơn sẽ là ưu tiên của công ty,” CEO Toni Ruiz của Mango cho biết. 

Trung tâm Lliçà d’Amunt của Mango tại Barcelona, Tây Ban Nha.
Trung tâm Lliçà d’Amunt của Mango tại Barcelona, Tây Ban Nha.

Theo ông Ruiz, dự án mở rộng sẽ tập trung vào việc cung cấp các giải pháp hậu cần cụ thể hơn cho mảng thương mại điện tử. Các hệ thống tự động mới sẽ bổ sung cho các chức năng hiện có của trung tâm bao gồm máy phân loại túi, Robot di động tự động và máy phân loại vận chuyển. Trung tâm hậu cần mở rộng sẽ có thể gia công thêm 10.000 sản phẩm mỗi giờ, nâng tổng công suất gia công hàng giờ lên 85.000 sản phẩm. 

Mango cũng cam kết thực hiện việc mở rộng của mình một cách phù hợp với và có trách nhiệm với môi trường. Lớp mái của tòa nhà sẽ được lắp đặt pin mặt trời để cung cấp năng lượng cần thiết tạo ra nước nóng và điểm sạc xe điện; trong khi đó nước mưa sẽ được thu từ mái nhà sẽ cung cấp cho khu vực đầm lầy Can Dunyó ở gần đó

The Fashion Network UK

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...