Mẹo đơn giản giúp nhanh chóng "tạm biệt" cơn ho

Nhiều phương pháp đơn giản tại nhà như mật ong, gừng hay rễ cây thục quỳ có thể giúp làm dịu cơn ho một cách tự nhiên, giảm bớt cảm giác khó chịu mà không cần dùng tới thuốc tây…

p6-cough-wl1124-gi1406150990.jpg

Ho là một phản xạ tự nhiên giúp giữ cho đường thở thông thoáng. Chúng ta có thể bị ho do hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng, khó nuốt hoặc trào ngược dạ dày…

Việc điều trị ho sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê kháng sinh hoặc thuốc kháng virus, nhưng hầu hết các trường hợp ho do virus thường không cần đến thuốc kháng virus. Nếu ho do trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bác sĩ có thể khuyên người bệnh thay đổi chế độ ăn hoặc kê đơn thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2.

Một số mẹo nhỏ tại nhà, ví dụ như uống nước ấm có thể giúp làm dịu cơn ho do kích ứng cổ họng hoặc khô rát. Bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí; xông hơi 1-2 lần/ngày, súc miệng nước muối để giảm đau họng và làm loãng đờm.

Bên cạnh đó, hạn chế tiếp xúc thuốc lá và tránh các tác nhân kích thích như thuốc, mùi hương (nước hoa hoặc nến), khói hoặc chất gây dị ứng để giảm bớt cơn ho.

Dưới đây là một số nguyên liệu tự nhiên giúp giảm ho, trong đó nhiều thành phần cực kỳ dễ dàng tìm thấy trong nhà của bạn.

MẬT ONG

Một báo cáo xem xét tác dụng của mật ong trong điều trị ho do nhiễm trùng đường hô hấp được đăng tải trên BMJ Journals đã đưa ra kết luận mật ong hiệu quả hơn so với các phương pháp điều trị thông thường, cả trong việc làm dịu cơn ho và giảm nguy cơ phải dùng kháng sinh.

honey-lemon-chloralieve.jpg

Một nghiên cứu khác được tờ Medical News Today trích dẫn so sánh mật ong với dextromethorphan - một loại thuốc ức chế ho phổ biến - và kết quả chỉ ra cả hai đều có tác dụng tương đương. Thậm chí, mật ong còn nhỉnh hơn trong một thử nghiệm và ngang ngửa dextromethorphan trong thử nghiệm khác.

Bạn có thể dùng mật ong bằng cách nuốt trực tiếp một thìa hoặc pha vào trà nóng.

RỄ CÂY CẨM QUỲ

Rễ cây cẩm quỳ (Marshmallow root) là thảo dược lâu đời giúp trị ho và đau họng nhờ hàm lượng chất nhầy cao, tạo lớp màng bảo vệ cổ họng. Siro thảo dược chứa rễ cẩm quỳ, cỏ xạ hương và cây thường xuân giúp giảm ho hiệu quả sau 12 ngày sử dụng, theo nguồn tin từ Thư viện Y học Quốc gia Mỹ.

Rễ cẩm quỳ có thể dùng dưới dạng thảo mộc khô hoặc trà túi lọc. Bạn chỉ cần pha với nước nóng và uống ngay hoặc để nguội. Ngâm càng lâu, trà sẽ càng nhiều chất bổ dưỡng.

BROMELAIN

Bromelain là enzyme từ dứa, có tác dụng chống viêm và làm tan đờm. Một số người uống nước dứa để giảm đờm và ho. Tuy nhiên, lượng bromelain trong nước dứa vẫn còn hạn chế so với các viên thuốc uống bromelain bổ sung.

CỎ XẠ HƯƠNG

Cỏ xạ hương (thyme) có cả công dụng trong ẩm thực và y học, thường dùng để chữa ho, đau họng, viêm phế quản và các vấn đề tiêu hóa. Hai nghiên cứu năm 2015 và 2021 đều cho thấy cỏ xạ hương kết hợp với cây thường xuân giúp giảm ho và cải thiện triệu chứng viêm phế quản, dựa trên báo cáo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ.

GỪNG

Gừng có thể giúp giảm ho khan hoặc ho do hen suyễn nhờ đặc tính chống viêm.

eyjwyxroijoiawholwhlywx0agnhcmutymvyagfkxc9mawxlxc81muxxzlraymjjytkxdw9irkhirc5qcgcifq-ihh-healthcare-berhad-u-nn2fdstpskiq7gmuy2cmehtqvozjlmma3klenqbx8.jpg

Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn và đau nhức. Một số nghiên cứu năm 2015 mang tựa đề “Chronic Respiratory Disease” trên tạp chí nghiên cứu Sage Journals chỉ ra rằng gừng và các phương pháp khác như mật ong vẫn đóng vai trò quan trọng trong y học cổ truyền.

Bạn có thể thêm gừng vào món ăn hoặc pha trà.

VỎ CÂY DU TRƠN

Người Mỹ bản địa thường sử dụng vỏ cây du trơn để trị ho và các vấn đề tiêu hóa. Vỏ cây du trơn (Slippery Elm) giống với rễ cây cẩm quỳ vì nó chứa nhiều chất nhầy tự nhiên (mucilage), giúp làm dịu cổ họng và cơn ho.

Bạn có thể pha trà du trơn bằng cách cho 1 thìa thảo dược khô vào một cốc nước nóng và để ngâm ít nhất 10 phút trước khi uống. Vỏ cây du trơn cũng có sẵn dưới dạng bột và viên nang tại các cửa hàng thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vỏ cây du trơn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

PROBIOTIC

Probiotic không trực tiếp làm giảm ho, nhưng chúng có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp chống lại các nhiễm trùng có thể gây ho.

Loại probiotic có tên Lactobacillus có thể mang lại lợi ích nhỏ trong việc ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Một phân tích tổng hợp vào năm 2016 cho thấy việc bổ sung probiotic giúp giảm số lần trẻ em mắc nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó có thể gián tiếp giảm ho. Một số thực phẩm giàu probiotic tự nhiên bao gồm súp miso, Sữa chua, kim chi, dưa cải muối (sauerkraut)…

Xem thêm

Ăn gì để "đánh bay" viêm xoang?

Ăn gì để "đánh bay" viêm xoang?

Từ vitamin C, kẽm, omega-3 đến các món trà ấm... đều “trợ thủ” đắc lực giúp bạn giảm triệu chứng và tăng cường sức khỏe khi bị viêm xoang...

Dịch cúm A diễn biến phức tạp trên toàn cầu

Dịch cúm A diễn biến phức tạp trên toàn cầu

Mỗi năm, thế giới ghi nhận hàng triệu ca nhiễm và hàng trăm nghìn ca tử vong do cúm mùa. Tuy nhiên, dịch bệnh năm nay có nguy cơ trở nên phức tạp hơn khi cả Mỹ và Nhật Bản đều ghi nhận đợt bùng phát nghiêm trọng nhất trong 20 năm qua…

Có thể bạn quan tâm

Một giấc ngủ ngon là gốc của một cơ thể khỏe mạnh

10 thực phẩm tự nhiên tốt cho người mất ngủ

Bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn là bí quyết tuyệt vời để bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon và sâu...

Bác sĩ cảnh báo về phương pháp súc miệng dầu dừa

Bác sĩ cảnh báo về phương pháp súc miệng dầu dừa

Súc miệng dầu dừa, hay còn gọi là “oil-pulling” đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội như một phương pháp chăm sóc răng miệng ngon-bổ-rẻ, nhưng nhiều chuyên gia trong ngành lại đặt câu hỏi về lợi ích thực sự của phương pháp này…

Thị trường đồ uống bổ trợ sức khoẻ lên ngôi

Thị trường đồ uống bổ trợ sức khoẻ lên ngôi

Thị trường đồ uống chức năng toàn cầu đang duy trì được phong độ tăng trưởng ổn định, trong đó Trung Quốc nổi lên như một động lực quan trọng với nhu cầu ngày càng cao từ người tiêu dùng…

Đội ngũ nghiên cứu do giáo sư Sun Cheng từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc dẫn đầu

Công cụ mới giúp dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan

Trung Quốc và Singapore mới đây đã phát triển được hệ thống chấm điểm TIMES giúp dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan với độ chính xác lên đến 82,2%, mở ra hướng đi mới cho điều trị căn bệnh nguy hiểm này…