Một máy bay Mỹ “quay xe” giữa trời vì các quy tắc vệ sinh “không thể thực hiện được” của Trung Quốc

Hãng hàng không Delta Airlines đã phải cho quay đầu một chiếc máy bay giữa đường vì những thay đổi trong quy định vệ sinh tại sân bay Trung Quốc.
Một máy bay Mỹ “quay xe” giữa trời vì các quy tắc vệ sinh “không thể thực hiện được” của Trung Quốc

Một chuyến bay của hãng hàng không Delta Air Lines xuất phát từ Seattle và đến Thượng Hải đã quay đầu khi vẫn đang trên không trung do một số thay đổi quy định vệ sinh tại sân bay Trung Quốc.

Delta cho biết nếu nó hạ cánh ở Thượng Hải, các quy định mới sẽ gây ra sự chậm trễ đáng kể. "Các quy trình làm sạch mới đòi hỏi thời gian máy bay ở lại mặt đất kéo dài đáng kể và không khả thi về mặt hoạt động đối với Delta", một phát ngôn viên cho biết về chuyến bay. Chi tiết về các quy tắc làm sạch mới vẫn chưa rõ ràng.

Một số hành khách trên chuyến bay đã bị bỏ lại vì kết quả kiểm tra Covid-19 hết hạn hoặc visa Mỹ đã hết hạn, New York Times đưa tin, trích dẫn các báo cáo của truyền thông Trung Quốc.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đưa ra thông cáo nói rằng thông tin báo chí cho rằng máy bay phải quay đầu vì lệnh cấm các chuyến bay đến là "không đúng với thực tế”. "Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ đang liên lạc với các hãng hàng không liên quan để chủ động tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật cụ thể và thảo luận các giải pháp nhằm tránh những sự cố tương tự tái diễn", thông cáo cho biết.

Di chuyển bằng đường hàng không đã trở thành vấn đề đau đầu trong những tuần qua, với hàng nghìn chuyến bay trên khắp nước Mỹ bị hoãn hoặc hủy do biến thể Omicron gây ra tình trạng thiếu nhân sự và các vấn đề khác. Trên toàn cầu, hơn 2.300 chuyến bay đã bị hủy vào ngày 28/12 vì lý do dịch bệnh hoặc thời tiết, theo FlightAware.

Trung Quốc đang cứng rắn thực thi chiến lược zero-Covid trước Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng Hai năm sau. Điều đó đã buộc cư dân Tây An, một thành phố cổ ở tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc phải sống trong cảnh bị cách ly toàn diện. Trong tháng này, thành phố 13 triệu dân đã báo cáo 810 trường hợp có triệu chứng cục bộ - khiến nó trở thành một trong những đợt bùng phát tồi tệ nhất ở Trung Quốc kể từ làn sóng đầu tiên của đại dịch ở Vũ Hán gần hai năm trước.

Xem thêm

Omicron “viết lại” viễn cảnh Covid-19 cho năm 2022

Omicron “viết lại” viễn cảnh Covid-19 cho năm 2022

Khi biến thể omicron ngày càng áp đảo tại châu Âu và Hoa Kỳ, các chuyên gia y tế và quan chức chính quyền đang phải viết lại những kỳ vọng của họ đối với phương thức kiểm soát đại dịch vào năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...