Mỹ áp đảo Trung Quốc về số lượng triệu phú USD

Infographic dưới đây sử dụng dự liệu và thông tin từ Báo cáo Tài sản Toàn cầu toàn diện năm 2023 của UBS và Credit Suisse, thống kê lại số lượng triệu phú trên thế giới theo từng quốc gia/khu vực…

dan-so-trieu-phu-tren-the-gioi-3405.jpg

Vào năm 2022, tài sản hộ gia đình toàn cầu đứng ở mức 454 nghìn tỷ USD, trong đó một nửa thuộc về các triệu phú USD. Tính đến cuối năm 2022, thế giới có gần 60 triệu triệu phú USD, trong đó 42% đều lựa chọn cư trú ở Bắc Mỹ.

Mỹ là quê hương của gần 23 triệu triệu phú USD, chiếm 40% tổng dân số triệu phú trên thế giới. Sáu thành phố của Mỹ nằm trong số những thành phố giàu có nhất thế giới, dẫn đầu là Thành phố New York, nơi sinh sống của 340.000 triệu phú. Con số triệu phú năm 2022 của Mỹ thấp hơn 1 triệu người so với năm 2021, phần lớn là bởi tài sản trung bình trong danh mục tài sản hộ gia đình giảm mạnh do giá trị tài sản tài chính suy yếu.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc, cũng là nơi có số lượng cá nhân giàu có cao thứ hai, ở mức 6 triệu người, chiếm khoảng 10% tổng dân số triệu phú. Số lượng cư dân Trung Quốc có tài sản trên 1 triệu USD đã tăng nhanh kể từ năm 2012, đặc biệt là ở các điểm nóng kinh tế như Hàng Châu và Thâm Quyến.

xep-hang-dan-so-trieu-phu-tren-the-gioi-9654.jpg
Lưu ý: UBS tách Trung Quốc và Ấn Độ khỏi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để rõ ràng hơn

Ở vị trí thứ ba và thứ tư, Pháp và Nhật Bản về cơ bản có tương đương số lượng triệu phú, 2,8 triệu người, cũng như Đức và Anh - những quốc gia lọt vào top 6 với 2,6 triệu triệu phú mỗi nước.

10 quốc gia có nhiều triệu phú nhất là 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, ngoại trừ Ấn Độ (xếp thứ 14) và Brazil, nằm ngoài bảng xếp hạng cư dân triệu phú hàng đầu, nhưng đã tăng dân số triệu phú lên 122.000 người từ năm 2021 đến năm 2022.

Tuy nhiên, trong báo cáo này UBS cũng đã phân chia các hạng mục triệu phú khác nhau

phan-bo-trieu-phu-tren-the-gioi-9539.jpg
Lưu ý: Tỷ lệ phần trăm có thể không bằng 100 do làm tròn

Trong số những cá nhân có hơn 10 triệu USD, 2,5 triệu người trong đó có tài sản trong khoảng 10–50 triệu USD, còn lại 243.000 cá nhân có giá trị ròng cao lên đến trên 50 triệu USD. Hạng mục này đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2008.

UBS tin rằng đến năm 2027, thế giới sẽ có hơn 85 triệu triệu phú USD. Con số này nhiều hơn 26 triệu so với ngày nay và nhiều hơn 71 triệu so với năm 2000.

Báo cáo của UBS và Credit Suisse trích dẫn và thu thập dữ liệu từ bảng cân đối tài sản hộ gia đình từ Ngân hàng Thế giới, Cơ sở dữ liệu Bất bình đẳng Thu nhập Thế giới, cùng các cuộc khảo sát, dữ liệu thuế và phát hiện của Forbes.

UBS định nghĩa triệu phú là những cá nhân có tổng tài sản (bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính, trừ nợ hộ gia đình) bằng hoặc trên 1 triệu USD - tính theo tỷ giá hối đoái trung bình năm 2021 với USD và được điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và quốc gia liên quan, nhưng không được điều chỉnh theo lạm phát của Mỹ trong khoảng thời gian từ 2021 đến 2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…