Mỹ đưa máy bay tình báo, trinh sát điện tử vào sát bờ biển Trung Quốc

Ngày 22/3, một máy bay tình báo, trinh sát điện tử của Mỹ lập kỷ lục mới bay gần sát vào không phận Trung Quốc hơn bao giờ hết, thách thức Bắc Kinh. Theo dữ liệu công khai, khoảng cách của máy bay này chỉ cách bờ biển Trung Quốc 25,33 hải lý.

Tài khoản Twitter SCS Probing Initiative trong một Tweet cho biết: chiếc RC-135U, số sê-ri 64-14849, có thể thấy đường bay trên trang web theo dõi trực tuyến chuyến bay dưới mã bộ phát đáp AE01D5, đã bay vào hướng bờ biển Trung Quốc, trước đó là biên đội máy bay tuần biển P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ và máy bay thu thập thông tin tình báo EP-3E Aries II, hoạt động trên Biển Đông. Các chuyến bay này đều diễn ra trong ngày 22/3.

Mỹ đưa máy bay tình báo, trinh sát điện tử vào sát bờ biển Trung Quốc ảnh 1
Máy bay tình báo, trinh sát điện tử Mỹ RC-135U tiến vào sát bờ biển Trung Quốc khi các máy bay P-8A Poseidon, EP-3E Aries II hoạt động trên Biển Đông
Máy bay tình báo, trinh sát điện tử Mỹ RC-135U tiến vào sát bờ biển Trung Quốc khi các máy bay P-8A Poseidon, EP-3E Aries II hoạt động trên Biển Đông

Máy bay tình báo, trinh sát điện tử RC-135U, trong biên chế của Không quân Mỹ có hai chiếc, được thiết kế với cấu hình đặc biệt nhằm thu thập thông tin tình báo điện tử và tín hiệu điện tử, tập trung vào việc thu thập dữ liệu radar đối phương và các điểm hỏa lực của mạng phòng không.

Những máy bay tình báo, trinh sát điện tử thu thập dữ liệu về các dấu vết và thông tin liên lạc của đối phương, hỗ trợ các chỉ huy xây dựng "mệnh lệnh chiến đấu điện tử" chi tiết hóa cấu trúc hệ thống phòng không của đối phương trên hướng tấn công. Nội dung này bao gồm nhiệm vụ phát hiện và phân loại các radar của vũ khí phòng không, xác định chính xác tọa độ và phân loại các tổ hợp vũ khí phòng không, kết hợp với khả năng thu thập thông tin tình báo điện tử.

Nhiều ngày trước đó, chiếc RC-135U này cũng đã hoạt động trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Mỹ đưa máy bay tình báo, trinh sát điện tử vào sát bờ biển Trung Quốc ảnh 3
Máy bay tình báo, trinh sát điện tử RC-135U hoạt động trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Máy bay tình báo, trinh sát điện tử RC-135U hoạt động trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Trong một bản báo cáo trực tuyến, tài khoản Twitter SCS Probing Initiative (Sáng kiến theo dõi tình hình chiến lược Biển Đông) cho biết:

Trong năm 2020, quân đội Mỹ tiếp tục thực hiện các hoạt động quân sự ở Biển Đông, với các phương tiện vũ khí chiến lược, bao gồm các cụm hải quân tấn công tàu sân bay, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm tấn công hạt nhân. Những hoạt động quân sự thường xuyên trong khu vực, được tổ chức nhằm tạo ra sự răn đe chưa từng có đối với Trung Quốc. 

Năm 2021, Hải quân và Không quân Mỹ tiếp tục tiến hành các hoạt động tình báo, trinh sát thường xuyên trong khu vực, triển khai lực lượng hỗn hợp máy bay trinh sát, bao gồm cả máy bay của các nhà thầu dân sự, đến Biển Đông nhằm tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy xây dựng mô hình chiến trường và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ.

Báo cáo này kết luận: “Năm 2020, Mỹ đã liên tiếp gửi các tàu sân bay TheodoreRoosevelt, Nimitz và RonaldReagan đến Biển Đông, điều đáng chú ý là hoạt động của các chiến hạm này không giống như các cuộc tuần tra thông thường trong những năm trước, mà rất giống với sẵn sàng chiến đấu trực tiếp”.

“Quân đội Mỹ đã gây sức ép tối đa ở Biển Đông thông qua một loạt các động thái mạnh mẽ, triển khai các phương tiện vũ khí chiến lược khác nhau tới khu vực, thường xuyên hoạt động gần các đảo đá ngầm đóng quân của Trung Quốc và đi qua eo biển Đài Loan, trong một nỗ lực phô diễn sức mạnh quân sự và răn đe Trung Quốc”.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…