Mỹ rót gần 7 tỷ USD cho Samsung, Texas Instruments và Amkor

Chính phủ Mỹ đang tích cực đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn, tung ra các gói tài trợ trị giá hàng tỷ USD cho Samsung, Texas Instruments và Amkor Technology…

Mỹ rót gần 7 tỷ USD cho Samsung, Texas Instruments và Amkor

Bộ Thương mại Mỹ cho biết đang hoàn thiện gói tài trợ lên tới 4,745 tỷ USD cho Samsung Electronics của Hàn Quốc và 1,61 tỷ USD cho Texas Instruments nhằm thúc đẩy mục tiêu mở rộng sản xuất chip nội địa.

Ngoài ra, Bộ cũng phê duyệt khoản tài trợ trị giá 407 triệu USD cho kế hoạch xây dựng cơ sở đóng gói và thử nghiệm tiên tiến trị giá 2 tỷ USD của Amkor Technology tại bang Arizona, dự kiến sẽ trở thành cơ sở lớn nhất thuộc loại này tại Mỹ.

Trên thực tế, khoản tài trợ dành cho Samsung đã giảm khoảng 1,7 tỷ USD so với mức sơ bộ 6,4 tỷ USD công bố vào tháng Tư. Động thái điều chỉnh trong các kế hoạch được cho là để phản ánh tình hình thực tế. Người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ lưu ý, sự thay đổi này là phù hợp với điều kiện thị trường và quy mô đầu tư mà công ty đang thực hiện.

Vào tháng Tư, các quan chức chính phủ Mỹ tiết lộ Samsung dự kiến đầu tư khoảng 45 tỷ USD để xây dựng hai nhà máy sản xuất chip, một trung tâm nghiên cứu và một cơ sở đóng gói chip vào năm 2030 tại nước này. Tuy nhiên, kế hoạch đã rút xuống còn 37 tỷ USD và dự kiến hoàn thành vào cuối thập kỷ này.

Theo chia sẻ từ Samsung, dự định đầu tư trung và dài hạn của hãng đã được tinh chỉnh một phần nhằm tối ưu hoá hiệu quả đầu tư tổng thể. Tuy nhiên, phát ngôn viên từ chối tiết lộ chi tiết về thỏa thuận với Bộ Thương mại Mỹ.

Đối với Texas Instruments, công ty đã cam kết đầu tư hơn 18 tỷ USD từ nay đến năm 2029 để xây dựng hai nhà máy mới tại Texas và một nhà máy tại Utah, dự kiến tạo ra hơn 2.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất. Đổi lại, công ty sẽ nhận được 900 triệu USD tài trợ cho các hoạt động tại Texas và 700 triệu USD cho Utah.

Trong khi đó, cơ sở mới của Amkor tại Arizona, khi đi vào hoạt động đầy đủ, sẽ đóng gói và kiểm soát chất lượng hàng triệu chip dành cho xe tự hành, mạng 5G/6G và trung tâm dữ liệu. Apple sẽ là khách hàng đầu tiên và lớn nhất của Amkor, với các lô chip được sản xuất tại nhà máy của TSMC Đài Loan ở gần đó.

“Cơ sở này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chuỗi cung ứng sản xuất chất bán dẫn độc lập và bền vững tại Mỹ”, ông Giel Rutten, giám đốc điều hành của Amkor tuyên bố.

Vào tháng 8/2022, Quốc hội Mỹ đã thông qua một chương trình trợ cấp trị giá 39 tỷ USD dành cho ngành sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện liên quan, kèm theo 75 tỷ USD dưới hình thức vay ưu đãi của chính phủ.

Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã hoàn thiện khoản tài trợ trị giá 7,86 tỷ USD dành cho Intel, thấp hơn so mức 8,5 tỷ USD được công bố hồi tháng Ba, sau khi nhà sản xuất chip có trụ sở tại California nhận thêm một khoản tài trợ riêng trị giá 3 tỷ USD từ Bộ Quốc phòng Mỹ.

Tuần trước, Bộ thương mại Mỹ cũng đã cấp khoản hỗ trợ trị giá 458 triệu USD dành cho nhà máy SK Hynix tại Indiana.

Tổng cộng, Bộ đã phân bổ 33 tỷ USD trong số hơn 36 tỷ USD được đề xuất cho các chương trình khuyến khích đầu tư hồi đầu năm nay.

"Mỹ hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới có nhà máy của cả năm doanh nghiệp sản xuất chất bán dẫn tiên tiến hàng đầu”, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo khẳng định.

Xem thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…